Từ 1/1/2021, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được quyền giám định âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử

(Baohatinh.vn) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định Tư pháp sẽ góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giám định, điều tra, truy tố, xét xử tại Hà Tĩnh.

Sáng 18/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (gọi tắt là Luật Giám định tư pháp năm 2020).

Từ 1/1/2021, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được quyền giám định âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử

Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Luật Giám định tư pháp năm 2020 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 10/6/2020, có hiệu lực từ 1/1/2021. Theo đó, những nội dung cơ bản được sửa đổi, bổ sung của Luật Giám định tư pháp năm 2020 gồm: phạm vi của giám định tư pháp; bổ sung tổ chức giám định công lập trong lĩnh vực khoa học hình sự (Phòng Giám định hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao); công nhận và đăng tải danh sách người, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; trưng cầu giám định và thời hạn giám định tư pháp…

Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành đã tham gia ý kiến xung quanh quy định mới của Luật (Điều 26a) đã khắc phục được hạn chế, vướng mắc trong trưng cầu và thực hiện giám định đối với một số vụ án, đặc biệt là án tham nhũng, kinh tế.

Việc quy định bổ sung tổ chức giám định công lập (Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND tối cao) theo khoản 5 Điều 12 sẽ đảm bảo kịp thời yêu cầu giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử...

Từ 1/1/2021, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được quyền giám định âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử

Lực lượng công an trên toàn tỉnh vừa được nâng cao kiến thức pháp luật về giám định tư pháp vào đầu tháng 12 vừa qua.

Chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nhấn mạnh, để triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật Giám định tư pháp 2020, cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật, quy trình giám định, quy chuẩn, định mức kỹ thuật liên quan đến công tác giám định tư pháp; kiện toàn tổ chức bộ máy đội ngũ giám định viên, người làm công tác giám định, tập trung nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ này, nhất là phải quan tâm giải quyết chế độ, chính sách, động viên khen thưởng kịp thời cho đội ngũ giám định viên và người làm công tác giám định; bố trí cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, kinh phí và các điều kiện đảm bảo khác phục vụ cho hoạt động giám định...

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng đề nghị các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quan tâm, tiếp tục tổ chức triển khai nghiêm túc những nhiệm vụ đã được Luật quy định; đặc biệt là công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị.

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.