Ngày 19/9: Thêm 10.040 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM có 5.496 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 19/9 của Bộ Y tế cho biết có thêm 10.040 ca mắc COVID-19, trong đó riêng TP HCM đã có đến 5.496 ca, Bình Dương với 2.332 ca. Trong ngày có 9.137 bệnh nhân khỏi.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 17h ngày 18/9 đến 17h ngày 19/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.040 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 10.025 ca ghi nhận trong nước TP HCM (5.496), Bình Dương (2.332), Đồng Nai (953), An Giang (287), Long An (249), Kiên Giang (151), Tiền Giang (102), Bà Rịa - Vũng Tàu (84), Tây Ninh (53), Cần Thơ (52), Khánh Hòa (37), Bình Định (30), Quảng Ngãi (24), Hà Nội (20), Cà Mau (18), Quảng Bình (15), Bình Phước (15), Ninh Thuận (15), Phú Yên (13), Quảng Nam (13), Hậu Giang (11), Đắk Nông (11), Trà Vinh (8 ), Bình Thuận (7), Đồng Tháp (6), Bến Tre (6), Quảng Trị (5), Bạc Liêu (3), Đà Nẵng (2), Vĩnh Long (2), Thanh Hóa (2), Hà Tĩnh (1), Hưng Yên (1), Bắc Ninh (1) trong đó có 5.894 ca trong cộng đồng.

- Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 665 ca. Tại một số tỉnh như sau: TP. Hồ Chí Minh tăng 1.259 ca, Bình Dương giảm 545 ca, Đồng Nai tăng 14 ca, An Giang tăng 144 ca, Long An tăng 13 ca.

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.517 ca/ngày.

Ngày 19/9: Thêm 10.040 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM có 5.496 ca

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến tối 19/9

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 687.063 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.983 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 682.617 ca, trong đó có 454.731 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 15/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định.

+ Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Giang.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (336.528), Bình Dương (178.295), Đồng Nai (39.973), Long An (30.328), Tiền Giang (13.059).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.137

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 457.505

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.396 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.443

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 931

- Thở máy không xâm lấn: 202

- Thở máy xâm lấn: 788

- ECMO: 32

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 233 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (182), Bình Dương (31), Long An (9), An Giang (3), Bình Thuận (2), Tiền Giang (2), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Quảng Bình (1), Tây Ninh (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 246 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.090 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 230.804 xét nghiệm cho 443.937 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.641.750 mẫu cho 48.496.762 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 18/9 có 455.317 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 34.095.243 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 27.577.472 liều, tiêm mũi 2 là 6.517.771 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến ngày 19/9

- Cả thế giới có 229.031.398 ca nhiễm, trong đó 205.649.800 khỏi bệnh; 4.702.107 tử vong và 18.679.491 đang điều trị (99.689 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 121.693 ca, tử vong tăng 2.897 ca.

- Châu Âu tăng 35.527 ca; Bắc Mỹ tăng 11.854 ca; Nam Mỹ tăng 250 ca; châu Á tăng 71.590 ca; châu Phi tăng 728 ca; châu Đại Dương tăng 1.744 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 35.732 ca, trong đó: Indonesia tăng 2.234 ca, Thái Lan tăng 13.576 ca, Philippines tăng 19.271 ca, Cambuchia tăng 612 ca, Đông Timor tăng 39 ca.

Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày

- Ngày 18/9/2021, Bộ Y tế đã có Công văn số 7770/BYT-MT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ đầu mối.

- TP HCM:

+ Thành phố dồn lực xét nghiệm, xử lý dứt điểm từng vùng đỏ, bảo vệ, mở rộng vùng xanh và mở lại các hoạt động trong vùng xanh, dần phục hồi các hoạt động kinh tế. Trong thời gian từ 15 - 30/9, mỗi vùng có “màu” khác nhau sẽ có chiến lược xét nghiệm phù hợp.

+ Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản đề xuất UBND Thành phố về việc triển khai thí điểm áp dụng “Thẻ xanh COVID-19” trong giai đoạn phục hồi kinh tế trên địa bàn.

- Tỉnh Tiền Giang: TP. Mỹ Tho tổ chức triển khai thí điểm quản lý, theo dõi và điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà.

- Tỉnh Khánh Hòa: thí điểm cấp thẻ xanh, thẻ vàng bằng công nghệ số. Theo dự kiến, người được cấp “thẻ xanh” phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 24 giờ, người đã tiêm vaccine mũi 2 được 14 ngày, người nhiễm COVID-19 đã điều trị khỏi bệnh.

- Tỉnh Quảng Ninh: Từ 12h ngày 19/9, TP. Hạ Long cho phép mở lại một số hoạt động trên địa bàn toàn thành phố gồm: Các bãi tắm công cộng, các dịch vụ hoạt động thể thao như sân bóng đá, phòng tập gym, fitness, yoga, các hoạt động vui Tết Trung thu…

Theo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.