Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu…

(Baohatinh.vn) - Khi cả đất trời đang vào thu - mùa thu cách mạng thì cũng là lúc hình ảnh Bác Hồ hiện về trong tâm trí bao người dân Việt Nam. Giữa biển người vui sướng trong ngày lập nước 2/9 năm ấy, dáng Bác lồng lộng mà thân thương trên kỳ đài. Lời Tuyên ngôn Bác đọc vừa ấm áp mà rất đỗi thiêng liêng.

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu…

Thời khắc Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập đã đi vào lịch sử dân tộc như một vầng hào quang sáng chói, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Ảnh: tư liệu

Đã 75 năm qua, lời của Bác: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?” vẫn còn âm vang cùng sông núi. “Chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng, nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Lời của Bác là tiếng của cha ông ngàn xưa hội tụ về, là lời ước nguyện của hàng chục triệu đồng bào năm ấy, cũng là tâm nguyện của hơn 96 triệu người Việt Nam hôm nay. Giữa nắng Thu rực rỡ Ba Đình, khi hàng triệu con tim đang nín thở chờ đợi, lời Tuyên ngôn Bác đọc mới dõng dạc mà lay động làm sao!

Ngay sau ngày tuyên bố độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải đương đầu với bao thứ giặc: “giặc đói”, “giặc dốt” và thù trong, giặc ngoài. Song, với tài trí, nghị lực phi thường, phong cách ngoại giao xuất chúng, sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, Bác đã chèo lái con thuyền cách mạng tránh khỏi đá ngầm, sóng dữ, chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi.

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu…

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ra mắt quốc dân (3/11/1946). Ảnh: tư liệu

Những ngày mùa thu năm ấy, dù nước nhà đã độc lập nhưng Bác của chúng ta vẫn không được một đêm nào ngủ yên. Vận mệnh dân tộc đè nặng tâm trí Bác. Suốt chặng đường dài tiếp theo, từ khi Bác và Chính phủ lãnh đạo Nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm trời ròng rã, rồi lại bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở cả hai miền Nam - Bắc, Bác vẫn thao thức đêm trường.

Cũng vào một ngày thu, đúng ngày Quốc khánh 2/9/1969, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đi vào giai đoạn cam go, quyết liệt, tại ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, trái tim lớn ấy đã ngừng đập.

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…

Chiều nay con chạy về thăm Bác

Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

(Tố Hữu)

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu…

Dẫu Bác đã đi xa nhưng những hình ảnh của Người vẫn luôn in đậm trong trái tim người Việt. Ảnh: tư liệu

Cả dân tộc, già trẻ, trai gái đều khóc thương Bác, từ các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng, các cụ già đến những em bé cổ đeo khăn quàng đỏ. Từ đồng bào Thủ đô và các tỉnh về Hà Nội dự lễ truy điệu Bác đến những người dân trong vùng chiến sự ở miền Trung, miền Nam nghe tin Bác mất, triệu người như một đều thương tiếc vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Điếu văn do đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đọc với tất cả sự xúc động, nghẹn ngào đến nay nhiều người vẫn thuộc lòng: “Dân tộc ta, Nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Năm ấy, cả vạn người như một, trong mất mát, đau thương vô vàn đã giơ cao cánh tay “xin thề” thực hiện 5 lời thề vĩnh biệt trước anh linh của Người, thực hiện những ước mong, di nguyện mà Người để lại. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đúng như Người nhận định “dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn”.

Hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta đã xây dựng lại đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Đến nay, sau 45 năm đất nước được hòa bình, thống nhất, toàn Đảng, toàn dân ta đang từng bước thực hiện công cuộc đổi mới, đưa Việt Nam “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu…

Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc điếu văn trong Lễ tang của Hồ Chủ tịch. Ảnh: tư liệu

Mùa thu lại về, trong hơi thu man mác, trong ngày Tết Độc lập, cả dân tộc Việt Nam lại rưng rưng nhớ thương Bác. Dù Người đã đi xa hơn 50 năm nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người vẫn tỏa sáng, soi đường cho cả dân tộc đi theo.

Toàn Đảng, toàn dân nhớ mãi Di chúc thiêng liêng của Người, nguyện sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại, nguyện “Đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” như mong ước cuối cùng của Bác.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!

Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

(Tố Hữu)

Chủ đề CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9

Đọc thêm

Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trưa 22/7, tại Văn phòng Thủ tướng Lào, thay mặt Chính phủ Lào, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Lào Bouakhong Nammavong đã tổ chức họp báo, thông báo Lào sẽ để tang cấp quốc gia tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 25-26/7 tới.
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.