Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục tập trung khắc phục các hạn chế trong chống khai thác IUU trên địa bàn, góp phần tháo gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC).
Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Khẩn trương hoàn thành việc đăng ký cho tàu cá 3 “không”; tuyên truyền, tập trung xử lý các vi phạm,.. là những biện pháp mà Hà Tĩnh đang thực hiện góp phần phòng chống khai thác IUU.
Những ngày này, dọc bãi biển Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà) đến xã Thịnh Lộc, sò lông, hến biển và một số loài nhuyễn thể bị sóng đánh trôi dạt vào bờ với số lượng rất lớn. Người dân đổ xô ra biển vớt “lộc trời”.
Nhiều phần quà tại chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển" đã tiếp thêm động lực để ngư dân Hà Tĩnh tiếp tục bám biển gìn giữ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Sau hơn 2 năm triển khai, chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” đã giúp hàng ngàn người dân vùng biển ở Hà Tĩnh có cuộc sống, công việc ổn định, an toàn hơn.
Sản lượng khai thác thủy sản những tháng đầu năm ở Hà Tĩnh đạt gần 22 nghìn tấn nhờ ngư trường dồi dào, ngư dân liên tiếp trúng đậm các luồng hải sản có giá trị.
Ngư dân Hà Tĩnh mong muốn được hỗ trợ thêm nguồn lực để khắc phục tình trạng bồi lắng ở Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền vào cập bến.
Thuyền của ngư dân Lê Xuân Tiến (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vừa trúng đậm cá vàng dương, thu về hơn 300 triệu đồng trong 1 chuyến biển.
Giá hải sản tăng 10 - 15% so với ngày thường, được thương lái thu mua tận bến là nguồn động lực để bà con ngư dân các vùng biển ở Hà Tĩnh bám biển, vươn khơi.
Sáng 16/3, tại vùng biển Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), mẻ lưới của một ngư dân bất ngờ dính gần 20 con cá lạ (cá lúc), mỗi con dài hơn 1m, nặng khoảng 50-60 kg. Đây là trường hợp hiếm hoi từ trước tới nay.
Những ngày qua, ngư dân xã Thạch Trị (Thạch Hà, Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích, mang về thu nhập hàng chục triệu đồng cho bà con sau mỗi chuyến ra khơi.
Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn luôn in sâu trong tâm thức của mỗi người dân nơi đây. Lễ hội được tổ chức trang trọng góp phần bảo tồn giá trị di sản cha ông và cầu cho một năm ra khơi bình an, tàu thuyền đầy ắp cá, tôm.
Khi không khí tết vẫn còn rộn ràng khắp các miền quê thì ở các làng biển Hà Tĩnh, bà con ngư dân đã quay trở lại với công việc thường ngày, tất bật chuẩn bị ngư cụ để ra khơi “xông biển” lấy may ngày đầu năm mới.
Thời tiết thuận lợi nên các tàu thuyền cập bến cá Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) những ngày này đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị, mang đến niềm phấn khởi cho bà con ngư dân.
Những ngày cuối năm Quý Mão, phụ nữ làng biển ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lại tất bật đi đục hàu, cào ốc sắt... trên những bãi bồi, mõm đá lô nhô. Họ miệt mài tìm kiếm “lộc biển” để có một cái tết đủ đầy, ấm áp hơn.
Ban Quản lý các Cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, vận hành, đảm bảo hậu cần... góp phần “tiếp sức” cho ngư dân và tiểu thương buôn bán.
Ngư trường ổn định, ngư dân tích cực bám biển vươn khơi nên từ đầu năm đến nay sản lượng khai thác hải sản của Hà Tĩnh ước đạt 39.500 tấn, cho giá trị sản xuất khoảng 1.902 tỷ đồng.
Xác định dịp cuối năm là “mùa làm ăn” nên thời điểm này, các cơ sở chế biến hải sản ở Hà Tĩnh đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ thị trường tết Dương lịch và tết Nguyên đán 2024.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân các vùng biển ở Hà Tĩnh đã khẩn trương sửa soạn tàu thuyền để vươn khơi sau thời gian dài phải nằm bờ do mưa to, gió lớn.
Năm 2023, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nhận hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng 5 học sinh là con của các ngư dân Hà Tĩnh với số tiền 500.000 đồng/cháu/tháng và hỗ trợ kinh phí mua sách vở, nhu yếu phẩm với số tiền 3.000.000 đồng/cháu/năm đến khi đủ 18 tuổi.