Hà Tĩnh mở đợt cao điểm phòng, chống đánh bắt cá trái phép trên biển

(Baohatinh.vn) - Khẩn trương hoàn thành việc đăng ký cho tàu cá 3 “không”; tuyên truyền, tập trung xử lý các vi phạm,.. là những biện pháp mà Hà Tĩnh đang thực hiện góp phần phòng chống khai thác IUU.

Phấn đấu "xóa" tàu “3 không” trước 20/11

Ông Trần Văn Khiếu (xã Thạch Long, Thạch Hà) rất phấn khởi vì tàu cá của ông đóng từ năm 2018 đã được hoàn thành thủ tục đăng ký trong tháng 10 vừa qua.

Ông Khiếu chia sẻ: “Qua nhiều lần sửa chữa, cải hoán, gia đình đã làm thất lạc nhiều loại giấy tờ nên không thể thực hiện đăng ký tàu cá. Nhận được thông tin hướng dẫn từ UBND xã, tôi đã nộp đầy đủ các thủ tục để đăng ký. Từ nay, chúng tôi thêm yên tâm phần nào khi được khai thác hợp pháp trên biển”.

bqbht_br_z5869742577253-5702d638ad359845c8a6e2505e763e1d.jpg
Đến nay, 378/562 tàu cá "3 không" của huyện Thạch Hà đã được ngư dân đến thực hiện đăng ký.

Huyện Thạch Hà là một trong những địa phương có nhiều tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) của toàn tỉnh (562 tàu cá). Vì thế, ngay sau khi công bố danh sách các tàu thuộc diện đăng ký, huyện đã yêu cầu các xã, thị trấn cử trực tiếp cán bộ phụ trách bám từng nhóm ngư dân nhằm phân loại, hướng dẫn thực hiện các thủ tục hồ sơ theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Văn Duy - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: "Đến nay, 378/562 tàu cá "3 không" của huyện đã được đăng ký. Để đảm bảo tiến độ theo khung kế hoạch của UBND tỉnh, huyện đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện hồ sơ cho số tàu các còn lại. UBND huyện cũng đã tổ chức cuộc họp đề nghị các xã, thị trấn, phòng NN&PTNT, Chi cục Thuế, lực lượng công an phối hợp thực hiện, phấn đấu hoàn thành hồ sơ đăng ký cho ngư dân trước ngày 20/11".

14-1232-5587.jpg
Hà Tĩnh phấn đấu hoàn thành đăng ký cho nhóm tàu cá "3 không" theo quy định trước 20/11/2024.

Được biết, nhờ tập trung cao trong công tác chỉ đạo thực hiện, đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 1.544/2.156 giấy chứng nhận đăng ký cho các tàu cá "3 không", trong đó Nghi Xuân 292/330 tàu, Lộc Hà 68/101 tàu, Thạch Hà 378/562 tàu, Cẩm Xuyên 200/219 tàu, Kỳ Anh 255/298 tàu, TX Kỳ Anh 351/646 tàu.

Để góp phần phát triển nghề cá bền vững, chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm, ngư dân bắt buộc phải thực hiện các bước để được đăng ký cho tàu cá. Đây cũng được xem là cơ hội cuối cùng để chủ tàu cá thực hiện các thủ tục pháp lý vì theo quy định của Thông tư 06, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký tàu cá 3 “không” chỉ kéo dài đến hết ngày 31/12/2024. Sau thời gian này, những tàu dù có đủ điều kiện cũng sẽ không được xem xét, giải quyết và sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

Tại phiên họp chỉ đạo về phòng chống khai thác IUU vào cuối tháng 10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đã yêu cầu Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã ven biển tập trung cao, thực hiện đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân các hồ sơ, thủ tục để khẩn trương hoàn thành việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản, kẻ vẽ biển số cho nhóm tàu cá "3 không" theo quy định trước 20/11/2024.

bqbht_br_img-9963.jpg
Ngư dân làm thủ tục xuất cảng tại Cảng cá Cửa Sót (Lộc Hà) để ra khơi đánh bắt thủy sản.

Tăng cường xử lý vi phạm

Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá đã ban hành quy trình giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, bố trí nhân lực tổ chức giám sát 100% sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng. Theo đó, đã giám sát 6.798 lượt tàu cá cập cảng và 6.995 lượt tàu cá rời cảng với sản lượng thủy sản qua cảng là 1.419 tấn; thu 6.798 nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản.

Cùng với đó, công tác tổ chức kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của văn phòng IUU tại cảng cá được tăng cường. Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá, bến cá Hà Tĩnh cho biết: “Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đã quy định chi tiết, chủ thể hơn đối với mức xử phạt. Văn phòng IUU có thêm cơ sở để phát hiện thêm nhiều trường hợp vi phạm, tổ chức giám sát chặt các tàu nằm trong danh sách tàu cá có nguy cơ cao khai thác bất hợp pháp. Đặc biệt, 2024 là năm đầu tiên văn phòng tiến hành lập biên bản, báo cáo 9 trường hợp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 52,5 triệu đồng với các lỗi chủ yếu như: ghi sai nhật ký hành trình, khai thác sai vùng quy định...

bqbht_br_img-9978-1087.jpg
Hệ thống giám sát tàu cá hỗ trợ tích cực trong việc phát hiện vi phạm đánh bắt sai vùng.

Là một trong những lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật trên biển, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cũng luôn tích cực vào cuộc để đấu tranh, ngăn chặn tình trạng đánh bắt sai quy định. Trong năm, các đơn vị biên phòng tuyến biển đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện tuần tra 148 đợt tuần tra, kiểm soát trên biển, phát hiện 35 vụ/37 đối tượng/37 tàu cá vi phạm các quy định về khai thác IUU, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 669,5 triệu đồng.

Sự vào cuộc đó của các cấp, ngành, địa phương đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của ngư dân Hà Tĩnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, chưa phát hiện các đường dây, tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

bqbht_br_anh-bien-phong.jpg
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường tuyên truyền về phòng chống khai thác IUU.

Để chuẩn bị các điều kiện phục vụ làm việc với đoàn thanh tra của EC lần thứ 5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan chịu trách nhiệm mở chiến dịch đợt cao điểm thực thi pháp luật từ nay đến hết tháng 11/2024 trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, tàu cá ra vào cảng, tại các cửa sông, cửa biển, các bến cá tự phát, truyền thống; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp như: vi phạm ngắt kết nối VMS 6 tiếng không báo cáo vị trí, không đưa tàu cá tàu cá quay về bờ quá 10 ngày, vượt ranh giới cho phép trên biển, không nộp nhật ký khai thác...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.