(Baohatinh.vn) - Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Càng về cuối năm, không khí ở các cảng cá Hà Tĩnh càng trở nên sôi động. Những con tàu nặng trĩu hải sản cập bến liên tục, mang đến nhiều niềm vui cho ngư dân. Dẫu vậy, đằng sau những khoang thuyền đầy ắp ấy là cả một quá trình lao động vất vả, gian nan trên biển khơi. (Trong ảnh: Ngư dân thị trấn Lộc Hà tất bật vận chuyển cá lên bờ để bán cho thương lái).
Dưới ánh sáng lập lòe của những chiếc đèn pin, không khí mua bán của ngư dân và thương lái hết sức sôi động. Mỗi con cá, mỗi con tôm... được bày bán đều mang theo vị mặn mòi của biển cả và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ngư dân.
Dẫu nghề biển lắm vất vả, gian nan, luôn đối mặt với sóng gió, hiểm nguy nhưng trên gương mặt những người ngư dân vẫn luôn rạng rỡ nụ cười. Ngư dân Nguyễn Huy Tuấn (xã Thịnh Lộc, Lộc Hà) chia sẻ: "Để chuẩn bị đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, những ngày cuối năm này, tôi và nhiều ngư dân trên địa bàn luôn tích cực vươn khơi. Thuyền của chúng tôi xuất phát từ 5 giờ chiều ngày hôm trước tới 4 giờ sáng ngày hôm sau mới cập bến. Dù cả đêm lênh đênh trên sóng nước nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực với mong muốn có một cái tết đủ đầy".
Cuối năm, những người phụ nữ miền biển Thịnh Lộc cũng tranh thủ thời gian đan lại lưới đánh cá, sắp xếp ngư cụ... để chuẩn bị cho chồng, con ra khơi.
Cũng giống như ở Thịnh Lộc, những ngày này, người dân miền biển Cương Gián (Nghi Xuân), hay Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên)... đều hết sức bận rộn với công việc vươn khơi.
Ông Nguyễn Văn Dũng (thôn Xuân Nam, xã Cẩm Nhượng) chia sẻ: “Trung bình mỗi đêm ra khơi, chúng tôi thu về từ 10-15 triệu đồng. Đợt này tàu thuyền trúng đậm hải sản, lại được giá nên ngư dân có động lực hơn để tiếp tục bám biển, đặc biệt là những ngày cuối năm”.
Những ngày cuối năm, bất chấp thời tiết giá rét, những người phụ nữ miền biển Hà Tĩnh cũng miệt mài mưu sinh. Họ cào nghêu, đục hàu... với mong muốn có thêm "đồng ra, đồng vào" để trang trải dịp tết. Hơn hết, bà con ngư dân đều hy vọng những ngày tới thời tiết thuận lợi để có thể thu về nhiều lộc biển hơn nữa.
Những ngày cuối năm, người dân ở các vùng biển Hà Tĩnh đang miệt mài mưu sinh. Với họ, biển cả không chỉ là nơi nuôi sống họ hằng ngày mà còn là quê hương, là máu thịt, là hơi thở của cuộc đời.
Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Thời tiết nồm ẩm, sương mù dày đặc xen kẽ các ngày nắng cùng với nguồn bệnh có sẵn trên đồng ruộng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa xuân ở Hà Tĩnh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo rà soát, kiện toàn ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bà con nông dân ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tích cực bám đồng, vớt vát vụ dưa hấu sau nhiều lần bị thiệt hại do thời tiết bất lợi và gặp sâu bệnh.
Ngôi sao hợp tác xã “CoopStar Awards” năm 2025 là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đổi mới, xây chuỗi dịch vụ hiệu quả của HTX Dịch vụ nông nghiệp Quỳnh Lương (Hà Tĩnh).
Các địa phương phải báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình sản xuất, diện tích lúa nhiễm bệnh và công tác chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh về UBND tỉnh Hà Tĩnh trước 16 giờ hằng ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc - xin phòng bệnh đợt 1 năm 2025 cho đàn vật nuôi, hoàn thành trước ngày 30/5/2025.
Từ tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh các sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo CHESH, việc thực hiện các phương pháp nông nghiệp mới cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo sự bền vững cho cả hệ thống rừng, rẫy và ruộng ở Việt Nam.
Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh đề nghị, ngoài bệnh đạo ôn cổ bông, cần chủ động kiểm tra, theo dõi các đối tượng dịch hại khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Công trình đường điện thắp sáng làng quê của thôn 8, xã Hương Long, Hương Khê (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư trên 70 triệu đồng từ nguồn kêu gọi con em xa quê, đóng góp của người dân...
Hà Tĩnh tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, quy mô lớn, theo hướng liên kết vùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Những kết quả đạt được sẽ là tiền đề để huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngày càng vững mạnh, hoàn thiện bộ mặt nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.
Tùy tiện sử dụng giống ngoài cơ cấu, một số bà con nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vô tình tạo "mồi lửa" cho bệnh đạo ôn lá phát sinh trên nhiều diện tích lúa xuân tại địa bàn.
Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đặt mục tiêu tiếp tục củng cố, nâng chất các tiêu chí nhằm nâng cao đời sống Nhân dân.
Chuyển đổi số trong xây dựng NTM đang được Hà Tĩnh từng bước triển khai, với mục tiêu hướng đến là xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập.
Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Từng được biết là vùng đất “rừng thiêng nước độc”, cụm kinh tế mới Khe Thờ (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) nay đang đổi thay nhờ phát triển kinh tế vườn đồi.
CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Hà Tĩnh đang góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo khí thế thi đua sôi nổi và lan tỏa cách làm giàu đến hội viên nông dân.
Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để xây tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp dân cư xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Từ trăn trở nâng cao giá trị của lươn không bùn, ông Nguyễn Minh Hà (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư và phát triển sản phẩm lươn sấy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Nhiều sâu bệnh gây hại vụ xuân khiến nông dân Hà Tĩnh tăng dùng thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến lạm dụng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng và sức khỏe con người.
Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.