Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

(Baohatinh.vn) - Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".

bqbht_br_4.jpg
Khoảng 1 tuần nay, tại những vùng biển bãi ngang thuộc các xã Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch Hải (TP Hà Tĩnh), rất đông người đổ ra biển để đánh bắt ốc tép.
bqbht_br_9.jpg
Ốc tép (theo cách gọi của người dân địa phương là "ốc dép") thường được thương lái thu mua để làm thức ăn cho tôm hùm. Hiện nay, giá ốc tép dao động từ 300.000 - 320.000 đồng/tạ.
bqbht_br_3.jpg
Theo chia sẻ của các ngư dân, vào giữa tháng 3, đầu tháng 4 hằng năm, ốc tép thường dạt vào bờ biển hàng tấn, vì vậy, người dân tranh thủ đánh bắt để kiếm thêm thu nhập.
bqbht_br_6.jpg
Anh Võ Công Thông (TDP Đức Phú, phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Chúng tôi thành lập một nhóm 5 người gồm những ngư dân khoẻ mạnh, thạo việc để đánh bắt ốc tép. Hơn 1 tháng qua, nhóm đã đi qua nhiều vùng biển ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. Trong 1 tuần nay, chúng tôi tập trung đánh bắt ở các vùng biển Hà Tĩnh như: Thạch Trị, Thạch Hội, Cẩm Nhượng... Mùa đánh bắt ốc tép thường cao điểm trong tháng 3, kéo dài khoảng 1-2 tháng, vì vậy, chúng tôi tranh thủ hằng ngày để đánh bắt được nhiều ốc".
bqbht_br_2.jpg
bqbht_br_16.jpg
Để đánh bắt được loài ốc này, ngư dân phải chuẩn bị cào tự chế cao từ 1,2-1,5m, phía dưới đính kèm thêm dụng cụ cào bằng inox và túi lưới dài khoảng 5m để đựng ốc.
bqbht_br_18.jpg
"Từ sáng sớm, chúng tôi đã xuống biển để cào ốc. Để cào được nhiều thì phải đi lùi, liên tục đẩy cào để ốc lọt vào lưới, cát nhỏ hơn sẽ lọt ra ngoài. Vốn quen với nghề biển nên công việc cào ốc không quá vất vả, cứ khoảng 20-30 phút là tôi có thể cào được 3-4 yến ốc tép" - bà Ngô Thị Tứ (thôn Toàn Thắng, xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) chia sẻ.
bqbht_br_15.jpg
Sau khi lưới đựng đầy ốc sẽ được ngư dân kéo vào bờ, đổ vào từng bao tải có trọng lượng 5-7 tạ/bao để thuận tiện cho việc thu mua của các thương lái. Đang vào mùa cao điểm ốc tép dạt vào bờ số lượng lớn, vì vậy, ngư dân bám biển từ sáng sớm đến khoảng 15-16 giờ chiều. Trung bình mỗi ngày, 1 ngư dân có thể thu hoạch được 2-3 tạ ốc tép, với những người khoẻ, thạo việc kèm theo trúng luồng ốc tép, có thể thu được từ 5-6 tạ/ngày.
bqbht_br_13.jpg
bqbht_br_14.jpg
Anh Võ Công Sâm (TDP Đức Phú, phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Ốc dạt vào bờ biển nhiều nên chúng tôi làm xuyên trưa, không có thời gian nghỉ, dù vất vả nhưng cuối ngày có thể thu về từ 1-2 triệu đồng nên rất phấn khởi".
bqbht_br_12.jpg
Những mẻ ốc tép liên tiếp được đưa vào bờ...
bqbht_br_11.jpg
... mang theo niềm vui đánh bắt của ngư dân các vùng biển bãi ngang.
bqbht_br_8.jpg
bqbht_br_10.jpg
Tranh thủ nghỉ trưa, các ngư dân dùng bữa với những món ăn nhẹ nhằm tiết kiệm thời gian, sẵn sàng cho những mẻ kéo mới.
Video: Ngư dân Hà Tĩnh kéo "lộc biển" kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.