(Baohatinh.vn) - Gần 1 tuần qua, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng biển Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thu về hàng chục tấn hải sản các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Như nhiều ngày trong tuần, chiều 26/3, Cảng cá Cửa Sót (Thạch Kim, Thạch Hà) nhộn nhịp với hàng chục chiếc thuyền trở về mang theo khoang thuyền đầy ắp hải sản sau chuyến ra khơi đánh bắt. Ông Nguyễn Văn Hòa - chủ thuyền tại xã Thạch Kim (Thạch Hà) cho biết: "Gần 1 tuần nay, thời tiết khá thuận lợi nên chúng tôi tích cực ra khơi. Dịp này, bà con gặp nhiều luồng cá như cá đù, cá cơm, cá trích nên thuyền nào cũng thắng lợi. Riêng thuyền của tôi, trung bình mỗi ngày thu hoạch được 1 tấn cá đù, trị giá 30 triệu đồng. Ra khơi thắng lợi chúng tôi rất phấn khởi".
Cá đù đầu mùa dày thịt, ngọt béo được nhiều người ưa chuộng, có thể kho hoặc xay làm chả cá với hương vị thơm ngon đặc trưng. Giá bán lẻ tại chỗ từ 30 - 45 ngàn đồng /kg, tùy kích cỡ.
Cùng với cá đù, ngư dân còn đánh bắt được hàng tấn cá cơm, cá nục, cá mai, cá ngừ đại dương... Anh Nguyễn Văn Hùng (ngư dân xã Thạch Long, Thạch Hà) cho biết: "Trong 5 ngày vừa qua, trung bình mỗi chuyến ra khơi (trong ngày) tôi đánh bắt được 5-7 tạ cá cơm, phần lớn là cá cơm bạc, giá bán từ 45-50 ngàn đồng/kg. Ngoài chi phí xăng dầu, nhân công... chúng tôi còn lãi 3-4 triệu đồng/1 chuyến. Đánh bắt thắng lợi bà con lại thêm động lực bám biển".
Cá mai (theo cách gọi của người dân địa phương) có giá bán khá cao cũng được ngư dân đánh bắt sản lượng lớn trong dịp này. Cá ngừ đại dương...
... và các loại mực ống, mực lá còn "nháy" vừa lên bờ đã được tiểu thương "săn đón".
Với sản lượng lớn, hải sản do ngư dân đánh bắt được tiểu thương phân phối đến các chợ trong vùng hoặc các cơ sở chế biến thu mua cấp đông xuất bán dần.
Tính từ đầu năm 2025 đến nay, sản lượng hải sản do ngư dân đánh bắt cập cảng Cửa Sót đạt trên 204 tấn, trong đó chủ yếu là các loại cá, mực, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng trong hơn 1 tuần nay, thời điểm khởi đầu của vụ cá nam, đã có hơn 20 tấn hải sản cập cảng, với nhiều loại cá có sản lượng đánh bắt cao như: cá nục, cơm, mai, đù, mực lá... Đây là tín hiệu tốt cho vụ cá quan trọng trong năm.
Về phía ban quản lý cảng, chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngư dân vươn khơi, như: bố trí, phân vùng neo đậu, giải quyết nhanh gọn các thủ tục cập, xuất cảng cho tàu, thuyền. Đồng thời, giám sát chặt chẽ các tiêu chí để tàu, thuyền ra khơi đánh bắt đúng quy định, đảm bảo an toàn...
Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc BQL Các cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Hà Tĩnh
Video: Ngư dân Thạch Hà nhộn nhịp mang cá về cảng cá Cửa Sót.
Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Các cấp hội phụ nữ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.
Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới nếu không phòng trừ hiệu quả.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình một số loại sâu bệnh xuất hiện gây hại lúa xuân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cử cán bộ kỹ thuật tập trung theo dõi, dự báo, hướng dẫn người dân cách phòng trừ...
Đoàn công tác HĐND tỉnh Bắc Giang đánh giá cao những giải pháp của TP Hà Tĩnh về phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao giá trị, tăng tính bền vững trong sản xuất.
Mỗi con lợn giống đang được bán ra với giá 2,5 - 2,9 triệu đồng, cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong tái đàn.
Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Đặt mục tiêu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 nên ngày từ đầu năm xã Sơn Tiến (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục.
Sâu sát với cơ sở, hơn 3.000 tổ tiết kiệm và vay vốn đã trở thành “cánh tay nối dài”, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh.
Lớp tập huấn do Hội LHPN Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp các cơ sở, các học viên được tiếp cận về kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Thời điểm này, các địa phương đồng loạt ra quân cao điểm xây dựng NTM, đô thị văn minh, dồn sức cho mục tiêu Hà Tĩnh được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Bằng sự cần cù, chăm chỉ, ông Dương Công Lưu đã "biến" vùng đất đồi Khe Xai (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) trở thành trang trại tổng hợp cho thu nhập hằng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bệnh đạo ôn đã phát sinh trên đồng ruộng Hà Tĩnh và dự báo có thể tiếp tục lan rộng trong thời gian tới, nhất là trên giống nhiễm và chân ruộng thừa đạm.
Tiếp tục giữ lửa phong trào, người dân các địa phương ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) đều đang tích cực ra quân nâng chất các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Với sự tận tụy, trách nhiệm, ông Nguyễn Mạnh Sơn đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng thôn Hồng Kỳ, xã Sơn Phú (Hương Sơn) ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sâm bố chính, dứa là 2 loại cây trồng mới được người dân xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) thử nghiệm, kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, thay thế một số cây trồng đã thoái hóa.
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm và nhiều địa phương (trong đó có Hà Tĩnh) phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn theo chuỗi giá trị.
Với định hướng làm nông nghiệp tử tế, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đang phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị tại nhiều địa phương, trong đó có Hà Tĩnh.
Những tháng đầu năm, các địa phương trên toàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang sôi nổi ra quân cao điểm xây dựng nông thôn mới, tạo khí thế thi đua khắp mọi miền quê.