Ngừng cấp điện phải trả chi phí

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BCT quy định phương pháp xác định mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại. Theo đó cho phép bên Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực và các đơn vị phân phối, bán lẻ điện được thu chi phí ngừng và cấp điện trở lại để bù đắp cho việc thực hiện ngừng và cấp điện trở lại.

Nhân viên ngành điện kiểm tra thiết bị (minh họa)
Nhân viên ngành điện kiểm tra thiết bị (minh họa)

Theo các quy định của pháp luật thì việc ngừng hoặc cấp điện thì bên mua điện đều phải trả chi phí cho ngành điện. Việc ngừng cấp điện xảy ra trong hai trường hợp, thứ nhất là bên mua điện vì một lý do nào đó chủ động xin ngừng cấp điện; thứ hai là bên mua điện vi phạm Luật điện lực (trộm cắp, không thanh toán tiền điện...) dẫn đến bên bán điện buộc phải ngừng cấp điện sau khi đã có những thông báo cần thiết. Nhưng trước khi ngừng cấp điện, theo Thông tư 30/TT-BCT bên bán điện phải có trách nhiệm thông báo thời điểm ngừng cấp trước từ 3-5 ngày trong trường hợp thông thường, hoặc trước 24 giờ tùy điều kiện cụ thể.

Các trường hợp không phải trả phí khi bên bán điện có kế hoạch ngừng phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện, hạn chế phụ tải và các nhu cầu khác; hoặc khi có sự cố khẩn cấp, bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện. Và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại thông qua nhiều hình thức như văn bản, email, phương tiện thông tin đại chúng...

Thông tư số 25/2014/TT-BCT đã quy định rõ tiền thu chi phí ngừng và cấp điện trở lại được hạch toán vào doanh thu của bên bán điện và nộp thuế theo quy định; được thu trước 01 lần khi ngừng cấp điện theo yêu cầu của bên mua điện hay nhằm đảm bảo an toàn phục vụ thi công các công trình hoặc thu trước khi cấp điện trở lại trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm, bị ngừng cấp điện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, chi phí ngừng và cấp điện trở lại bằng chi phí nhân công cộng với chi phí đi lại, nhân với hệ số điều chính theo khoảng cách, hệ số điều chỉnh theo vùng miền. Trong đó, chi phí nhân công tính theo lương tối thiểu vùng bình quân cho 01 ngày công, hệ số lương bậc thợ, hệ số phụ cấp lưu động và số công cho 01 lần đóng cắt theo các cấp điện áp; chi phí đi lại được xác định theo khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng và cấp điện trở lại đến địa điểm thực hiện ngừng và cấp điện trở lại.

Trường hợp có thay đổi về chính sách tiền lương dẫn đến chi phí ngừng cấp điện trở lại thay đổi từ 30% trở lên so với mức đang được áp dụng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm cập nhật, tính toán lại mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại, trình Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương thẩm định.

Đối với khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt, mức chi phí cho 01 lần ngừng và cấp điện trở lại là mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại cơ sở không phân biệt khu vực đồng bằng, miền núi, hải đảo và không phụ thuộc vào khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng và cấp điện trở lại đến địa điểm thực hiện ngừng và cấp điện trở lại.

Đối với khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt và tổ chức, cá nhân yêu cầu ngừng cấp điện để đảm bảo an toàn khi thi công công trình và trường hợp bên mua điện yêu cầu bên án điện ngừng cung cấp điện, mức chi phí cho một lần ngừng và cấp điện trở lại được điều chỉnh theo vùng, miền và theo khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng và cấp điện trở lại đến địa điểm thực hiện ngừng và cấp điện trở lại.

Thông tư 25/2014/TT-BCT sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/9/2014.

Theo Đình Dũng/Báo Công thương

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 29/03/2025: Tăng tuần thứ 4 liên tiếp

Giá vàng hôm nay 29/03/2025: Tăng tuần thứ 4 liên tiếp

Giá vàng trong nước tăng phi mã trong bối cảnh kim loại quý trên thị trường quốc tế tiếp tục thiết lập kỷ lục mới 3.077 USD. Giá vàng trong các hợp đồng tương lai được nhận định có thể sớm lên 3.100 USD, nhưng cũng có khả năng sớm điều chỉnh.
Tài chính thị trường ngày 28/3: Bài học từ những "cơn sốt đất" ăn theo điều chỉnh địa giới hành chính

Tài chính thị trường ngày 28/3: Bài học từ những "cơn sốt đất" ăn theo điều chỉnh địa giới hành chính

Sau các đợt tăng nóng vì “sốt đất” trong những lần điều chỉnh địa giới hành chính trước đây, giá đất đi ngang và giảm xuống, thị trường gần như đóng băng. Hàng nghìn tỷ đồng “đọng” lại trong bất động sản. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 28/3 của Báo Hà Tĩnh.
Thời trang hè ở Hà Tĩnh đã "lên kệ"

Thời trang hè ở Hà Tĩnh đã "lên kệ"

Chuẩn bị bước sang mùa nắng nóng, các cửa hàng kinh doanh thời trang tại Hà Tĩnh bắt đầu trưng bày sản phẩm hè với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Tài chính thị trường ngày 21/3: Ngành xi măng gặp khó

Tài chính thị trường ngày 21/3: Ngành xi măng gặp khó

Bộ Xây dựng cho biết, hiện các dây chuyền sản xuất xi măng trong nước mới chỉ hoạt động trung bình khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 21/3 của Báo Hà Tĩnh.
Giá xăng tăng trở lại

Giá xăng tăng trở lại

Từ 15h ngày 20/3, giá xăng RON 95 tăng 440 đồng lên 20.080 đồng/lít. Từ đầu năm 2025, mặt hàng này đã có 6 lần tăng giá và 6 lần giảm giá.