Người dân Khe Thờ “khổ” vì... điện!

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 20 năm, hàng chục hộ dân cụm kinh tế mới Khe Thờ (TDP Khe Thờ, thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn phải dùng hệ thống lưới điện tự chế gây mất an toàn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Video: Hệ thống cột điện mất an toàn ở Khe Thờ.

Năm 2001, Công ty Cao su Hà Tĩnh mở rộng diện tích trồng cây cao su lên vùng đất Khe Thờ. Đây cũng là lúc người dân ở các địa phương như: Đồng Lộc, Trung Lộc, Thượng Lộc... di dân lên khu vực này. Nhờ đó, vùng đồi núi hẻo lánh trở thành cụm kinh tế mới, người dân tập trung phát triển kinh tế vườn đồi.

Người dân Khe Thờ “khổ” vì... điện!

Cột điện tự chế bằng bê tông được gắn thêm cọc sắt để giữ dây.

TDP Khe Thờ hiện có 130 hộ dân, ngoài những hộ phía mặt đường được ngành Điện lực kéo dây, dựng cột điện đầy đủ thì hàng chục hộ dân của TDP đang phải tự chế cột điện và mua dây để kéo điện về sử dụng.

Theo ông Nguyễn Viết Sỹ - Tổ trưởng TDP Khe Thờ, trên địa bàn TDP hiện có 5 vùng các hộ dân phải tự dựng cột, kéo điện gồm: Đồi Vại (5 hộ), Khe Trèn (6 hộ), Trại Cộc (6 hộ), Cúp Thuốc (12 hộ) và khu vực Truông Xai Khe Thờ (30 hộ). Thậm chí, nhiều hộ dân khu vực sâu trong vùng Truông Xai Khe Thờ chỉ sử dụng được quạt và bóng đèn công suất rất nhỏ, việc sử dụng tủ lạnh, điều hòa được coi là xa xỉ.

Người dân Khe Thờ “khổ” vì... điện!

Đường dây điện đi “ngầm” giữa vườn rau tiềm ẩm nguy cơ mất an toàn.

Hệ thống cột điện tự chế hiện có khoảng 70 cột, được người dân đổ trụ bê tông cao từ 3m-5m, ngang 20cm và gắn thêm cọc sắt để giữ dây. Ngoài ra, cột điện còn được thay thế bằng cọc tre, keo hay bạch đàn để chống đường dây.

Việc người dân tự đổ cột, kéo dây gây nên tình trạng mất an toàn như dây điện “mắc võng” sát mặt đường, đường điện kéo tùy tiện. Thậm chí, nhiều hộ còn cố định dây điện vào cây hoặc để dây đi ngay trên vườn.

Người dân Khe Thờ “khổ” vì... điện!

Không am hiểu về kỹ thuật nên nhiều hộ dân kéo đường điện rất thấp, chiều cao từ mặt đường đến dây chỉ khoảng 1,5m.

Đặc biệt, tại khu vực Truông Xai Khe Thờ, 30 hộ dân phải kéo điện từ công tơ tổng về nhà và tự lắp công tơ riêng. Tiền điện sẽ được Điện lực huyện Can Lộc thu theo công tơ tổng, các hộ dân trong khu vực phải cử người thu tiền điện từng hộ. Có nhiều hộ vùng sâu nhất phải kéo điện hơn 5km. Với chiều dài này cùng đường dây kém sẽ gây khó khăn trong truyền tải khiến điện chập chờn và hao hụt khá nhiều điện năng.

Người dân Khe Thờ “khổ” vì... điện!

Hệ thống đường điện lộn xộn tại TDP Khe Thờ.

“Mỗi tháng, 30 hộ dân vùng Truông Xai Khe Thờ sẽ cử người thu tiền điện với chi phí thuê 20 ngàn đồng/hộ. Gia đình tôi kéo điện từ công tơ tổng về nhà chiều dài hơn 3km, mỗi tháng chỉ dùng quạt, bóng đèn và máy bơm công suất thấp nhưng tiền điện có lúc lên tới gần cả triệu đồng do hao hụt điện năng”, anh Nguyễn Duy Toán – người dân vùng Truông Xai Khe Thờ (TDP Khe Thờ) cho biết.

“Việc quy hoạch lưới điện dân dụng tại TDP Khe Thờ cần nguồn kinh phí rất lớn. Trước mắt, chúng tôi sẽ thường xuyên kiểm tra để cảnh báo nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số cột điện cũ sẽ được tái sử dụng để đáp ứng nhu cầu tạm thời của người dân nơi đây. Thời gian tới, đơn vị sẽ xây dựng đề án, kiến nghị lên tổng Công ty Điện lực miền Bắc để có phương án cải thiện lưới điện khu vực này”, ông Trần Anh Dũng – Giám đốc Điện lực huyện Can Lộc cho hay.

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Cống Đập Xạ nằm trên tuyến đê Hữu Nghèn thuộc địa phận TDP 8, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị vỡ khiến nhiều diện tích ruộng bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến lúa vụ xuân của người dân.
"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

Mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh ngập lụt. Dù nước dâng cao nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, lội ra những cánh đồng mênh mông nước để thả lưới bắt cá.
 “Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

“Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.
Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền ở thôn Đại Đồng, xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang bị bồi lắng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão của bà con ngư dân.