Người lớn khỏe mạnh đi chậm dễ thua cuộc gấp đôi trước căn bệnh chết người hàng đầu thế giới.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Leicester đã phân tích dữ liệu trong UK Biobank của 474.919 người với độ tuổi trung bình là 52 từ năm 2006 đến 2016.
Họ thấy rằng những phụ nữ đi nhanh có tuổi thọ từ 86,7 đến 87,8 tuổi và những nam giới cũng đi bộ với tốc độ như vậy có tuổi thọ từ 85,2 đến 86,8.
Những người đi chậm có tuổi thọ thấp hơn rõ rệt: phụ nữ có tuổi thọ 72,4 và đàn ông 64,8 tuổi, nếu họ chậm chạp hơn trong các động tác.
Theo bài báo, được công bố vào tuần trước trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings, tỷ lệ này vẫn đúng ngay cả khi những người đi bộ nhanh bị thừa cân nghiêm trọng hoặc bệnh lý.
Điều đó không có nghĩa là những người đi nhanh sẽ sống lâu hơn - báo cáo chỉ chứng minh mối tương quan chứ không phải quan hệ nhân quả - nhưng các chuyên gia cho rằng tốc độ đi bộ có thể là một cách “thô sơ” để các bác sĩ đánh giá sức khỏe chung của bệnh nhân cùng với các xét nghiệm khác.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên cho thấy tốc độ đi bộ là một yếu tố mạnh xuất hiện để tăng cường - và xác định - sức khỏe của chúng ta.
Năm 2011, tờ Journal of the American Medical Association(JAMA) đã công bố một nghiên cứu của Stephanie Studenski, giảng viên chuyên ngành Lão khoa thuộc Đại học Pittsburgh, với những phát hiện tương tự: tốc độ đi bộ là một yếu tố dự báo đáng tin cậy về tuổi thọ.
Năm 2013, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện tốc độ đi bộ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn và tuổi thọ dài hơn.
Năm 2018, một nghiên cứu từ Đại học Sydney đã thấy rằng tăng tốc độ đi bộ lên mức “trung bình” có thể giảm 1/5 nguy cơ tử vong sớm.
Và Tom Yates, giảng viên chuyên ngành hoạt động thể chất tại Leicester, người đứng sau nghiên cứu mới nhất, đã công bố kết quả nghiên cứu về mối liên hệ này trong nhiều năm.
Năm 2017, ông đã phân tích dữ liệu UK Biobank và thấy tốc độ đi bộ có vẻ ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong do bệnh tim – với kết luận rằng những người đi bộ chậm nhất có khả năng bị tử vong liên quan đến tim cao gấp đôi so với người đi bộ nhanh.
Đó chỉ là một vài ví dụ.
Nghiên cứu mới chỉ đơn giản là tăng thêm trọng lượng cho những phát hiện, mà các chuyên gia cho rằng hiện đã đủ mạnh để các bác sĩ thường xuyên “kê đơn” đi bộ nhanh hơn cho bệnh nhân.
"Phát hiện của chúng tôi có thể giúp làm sáng tỏ tầm quan trọng tương đối của thể lực so với trọng lượng cơ thể đối với tuổi thọ ", GS. Yates nói.
“Các nghiên cứu được công bố cho đến nay chủ yếu chỉ ra tác động của cân nặng và thể lực đối với tử vong về mặt nguy cơ tương đối”, Francesco Zaccardi, chuyên gia dịch tễ học lâm sàng tại Trung tâm Tiểu đường Leicester và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
“Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng diễn giải "nguy cơ tương đối" là thế nào. Trong khi đó, báo cáo về tuổi thọ dễ giải thích hơn và giúp hình dung tốt hơn về tầm quan trọng riêng và chung của chỉ số khối cơ thể và thể lực”.