Người dưới 18 tuổi đi xe máy lạng lách, đánh võng bị xử lý thế nào?

(Baohatinh.vn) - Theo quy định của pháp luật, người dưới 18 tuổi đi xe máy lạng lách, đánh võng sẽ bị áp dụng 2 chế tài xử phạt về hành vi “chưa được phép điều khiển xe máy” và “lạng lách, đánh võng”.

Người dưới 18 tuổi đi xe máy lạng lách, đánh võng bị xử lý thế nào?

Nhóm thanh thiếu niên ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) có hành vi lạng lách, đánh võng vừa bị công an triệu tập, xử lý.

Anh Nguyễn Văn Hòa (trú thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà) hỏi: Gần đây, trên địa bàn xuất hiện tình trạng người điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng. Vậy, pháp luật quy định xử phạt hành vi đó như thế nào? Người dưới 18 tuổi đi xe lạng lách, đánh võng có bị xử lý không?

Trả lời:

1. Về hành vi lạng lách, đánh võng

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Căn cứ điểm b, khoản 8: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm: “Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị”.

Ngoài ra, điểm c, khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Cùng với đó, khoản 9 và điểm d khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Như vậy, đối với hành vi này thì người điều khiển phương tiện xe máy sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng.

2. Xử lý người dưới 18 tuổi đi xe lạng lách, đánh võng

Căn cứ khoản 1, Điều 60 Luật Giao thông đường bộ thì: “Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự…”. Tức là, trong trường hợp này, người vi phạm chưa được cho phép điều khiển xe máy.

Căn cứ theo quy định khoản 4, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên”.

Bên cạnh đó, theo điểm i, khoản 1, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên 50 cm3 khi không đủ 18 tuổi, ngoài việc bị phạt tiền còn có hình thức phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện tối đa 7 ngày.

Ngoài ra, người vi phạm vẫn bị xử phạt về hành vi lạng lách, đánh võng theo như phân tích ở trên.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.