Người nghèo Đức Thọ tri ân vốn tín dụng chính sách

(Baohatinh.vn) - Hàng nghìn hộ nghèo, gia đình chính sách ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, góp phần phát triển kinh tế và hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững...

Người nghèo Đức Thọ tri ân vốn tín dụng chính sách

Nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Đức Thọ đã được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Gia đình chị Đậu Thị Hồng Minh ở thôn Tân Quang, xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh) là một trong những hộ nghèo của xã. Năm 2015, thông qua Hội Nông dân xã, gia đình chị được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện để phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Người nghèo Đức Thọ tri ân vốn tín dụng chính sách

Vườn cam hơn 2 ha của gia đình chị Đậu Thị Hồng Minh ở thôn Tân Quang, xã Đức Lạng được đầu tư bởi nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ hiện đã bắt đầu cho thu hoạch.

Chị Minh cho biết: Trước đây, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ của Ngân hàng CSXH, gia đình có nguồn vốn để phát triển kinh tế như chăn nuôi bò, trồng rừng. Sau gần 5 năm, gia đình đã thoát khỏi đói nghèo, có điều kiện để nuôi con cái ăn học; đến nay, gia đình đã trả hết nợ cho ngân hàng.

Gia đình chị Nguyễn Thị Tịnh ở thôn Bình Định, xã Thanh Bình Thịnh cũng có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Chồng mất, một mình chị nuôi 3 con đang tuổi ăn học, trong đó có 2 cháu đang theo học đại học.

Người nghèo Đức Thọ tri ân vốn tín dụng chính sách

Gia đình chị Nguyễn Thị Tịnh ở xã Thanh Bình Thịnh được vay nguồn vối ưu đãi 50 triệu đồng để mua sắm máy móc phục vụ cho việc gia công đồ mộc phát triển kinh tế.

Thông qua chương trình tín dụng học sinh, sinh viên, từ năm 2015 - 2019, chị được hỗ trợ vay trên 77 triệu đồng. Từ số tiền này đã giúp chị giảm bớt gánh nặng khi nuôi con học đại học. Ngoài ra, chị còn được hỗ trợ vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm để mua máy móc, gia công các loại đồ mộc tại nhà.

Đến nay, kinh tế gia đình chị đã khá hơn, con gái lớn ra trường, có việc làm ổn định. Chị Tịnh đã trả hết số tiền vay từ chương trình học sinh, sinh viên.

Ông Nguyễn Hữu Minh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Lạng cho biết: Đến nay, dư nợ vốn vay của Ngân hàng CSXH do Hội Nông dân xã quản lý là trên 11 tỷ đồng, cho 245 hội viên vay vốn. Từ khi các gia đình hội viên tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH đã phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế, các hộ sử dụng đồng vốn đúng mục đích.

Người nghèo Đức Thọ tri ân vốn tín dụng chính sách

Gia đình chị Lê Thị Hà ở xã Hòa Lạc được vay nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH để chăn nuôi bò nái, sau 5 năm, chị đã trả được nợ vay và có 5 con bò sinh sản, mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Hoạt động tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ đã mang đến “cần câu” cho các hộ nghèo, hộ chính sách để làm công cụ cải thiện sinh kế. Ðến nay, tổng nguồn vốn tại Ngân hàng CSXH huyện đạt trên 437 tỷ đồng, tăng 55,81 % so với năm 2014 (thời điểm ban hành Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội); tổng dư nợ đạt 374 tỷ đồng, tăng 37,38% so với trước khi có Chỉ thị 40.

Thông qua các chương trình cho vay đã có hơn 10.000 hộ được tiếp cận vốn phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 6,5% xuống còn 3,99%; hơn 3 nghìn lượt học sinh, sinh viên được vay vốn để tiếp tục học tập; gần 1.500 người được vay vốn đi xuất khẩu lao động; góp phần cải tạo hơn 5.000 công trình nước sạch vệ sinh môi trường; xây dựng 300 nhà ở hộ nghèo...

Người nghèo Đức Thọ tri ân vốn tín dụng chính sách

Nhiều người dân đã được tạo điều kiện để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH để phát triển sản xuất, chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Ông Trần Toại Nguyện - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ cho biết: Thời gian tới, Ngân hàng CSXH sẽ tiếp tục triển khai nội dung Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đến cấp ủy và toàn thể Nhân dân, triển khai thực hiện kịp thời các chương trình tín dụng một cách kịp thời, có hiệu quả và đúng đối tượng.

Chủ đề Vì người nghèo

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.