Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Luôn gần gũi, nhẹ nhàng tuyên truyền, giải thích để người dân thông suốt và thực hiện là cách làm gần dân của bà Trần Thị Lan - người phụ nữ 20 năm gánh vác việc làng, việc xã ở thôn 4, xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh).

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Gắn bó với công tác Đoàn của thôn từ những năm 1983 - 1999, sau 16 năm, bà Trần Thị Lan luôn được các bạn trẻ, người dân và các cấp chính quyền tin tưởng, quý mến. Cũng bởi sự tín nhiệm đó, năm 2003, bà được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ thôn 4. Bước ngoặt mới trong cuộc đời người phụ nữ nhỏ bé này cũng bắt đầu từ đó.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Bà Lan vận động người dân chung sức xây dựng nông thôn mới.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

“Ngày nhận nhiệm vụ mới, tôi mừng ít lo nhiều. Lo vì bản thân là phụ nữ, có những việc mình khó quán xuyến được, đi sớm về khuya lại càng khó; làm không tốt sợ lời ra tiếng vào, phụ lòng bà con trong thôn. Song, được sự động viên của chính quyền địa phương “khó đến đâu, gỡ đến đó”, tôi đã quyết tâm, xem đó là cơ hội để mình thể hiện năng lực, bản lĩnh” - bà Lan bộc bạch.

Thời điểm bà Lan nhận nhiệm vụ cũng là lúc thôn 4 bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) với muôn vàn khó khăn. Là vùng quê nghèo khó nhất xã Ân Phú bấy giờ, nằm heo hút dưới chân núi Mồng Gà, cả thôn không có một con đường bê tông nào, cuộc sống của người dân quanh năm chỉ biết quẩn quanh bên những ruộng lúa, cây ngô kém năng suất.

“Thời gian đầu, công cuộc vận động người dân “tái thiết” cuộc sống của tôi như “muối bỏ bể”. Nông thôn mới (NTM) lúc ấy trong suy nghĩ của người dân thôn 4 là một thứ gì đó xa xỉ, mơ hồ. Tư duy sản xuất lạc hậu, tâm lý trông chờ, ỷ lại ăn sâu vào tiềm thức của người dân, đi đâu cũng thấy vườn tạp, càng khiến việc đưa chủ trương xây dựng NTM đi vào cuộc sống khó càng thêm khó” - bà Lan trải lòng.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Bà Lan thường xuyên tổ chức các cuộc họp thôn, họp tổ liên gia để trao đổi, nắm bắt tâm tư nguyên vọng của người dân.

Để “khai thông” tư tưởng cho bà con, bà Lan cùng các đồng chí trong liên đoàn cán bộ thôn không quản ngại khó khăn, tranh thủ thời gian đến tận nhà dân để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, vận động người dân cùng chung sức làm việc lớn.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Bà Lan tuyên truyền công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các hộ kinh doanh trên địa bàn.

Bà Lan chia sẻ: “Vất vả đi vận động, tiên phong trong mọi việc, nhưng không phải người dân nào cũng lắng nghe. Vì vậy, đi một lần chưa được, tôi đi nhiều lần và vận động người thân các gia đình “chưa thông” tác động để họ thay đổi tư tưởng”.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Năm 2019, Bí thư Chi bộ thôn 4 Trần Thị Lan được người dân trong thôn “chọn mặt gửi vàng”, bầu làm trưởng thôn. “Một vai hai gánh”, bà luôn “lấy dân làm gốc”. Bắt đầu một việc dù nhỏ hay lớn, bà đều tìm hiểu, khảo sát thực tế rồi mới cùng dân bàn bạc và thống nhất. Kiên trì bám dân là phương thức mà bà Lan và cán bộ thôn 4 đã áp dụng, mang lại kết quả. "Mưa dầm thấm lâu”, người dân dần thay đổi tư duy và đồng thuận với chủ trương chung.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Bà Trần Thị Lan cùng người dân thôn 4 đóng góp tiền mua cây xanh, xây dựng tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp.

Bà Lan chia sẻ: “Muốn vận động người dân tham gia thì việc đầu tiên là cán bộ, đảng viên trong thôn phải gương mẫu đi đầu. Khi cả xã chưa ai hiến đất, phá hàng rào để mở rộng đường thì tôi cùng gia đình đã tiên phong hiến hơn 150 m2 đất, vận động anh em họ hàng hiến đất, cải tạo vườn tạp để làm gương; từ đó, lần lượt các đảng viên, Nhân dân trong thôn noi theo tự phá hàng rào để mở rộng đường. Dần dần, việc hiến đất mở đường thực sự trở thành phong trào, đường mở đến đâu, người dân trong thôn sẵn sàng dịch hàng rào vào trong đến đó”.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng
Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Bằng sự gương mẫu, tích cực của mình, bà Lan đã nêu gương cho người dân thôn 4 tích cực lao động, sản xuất, đoàn kết xây dựng NTM, cùng chung tay phát triển kinh tế.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Trên chiếc xe đạp cũ kỹ, bà Lan “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động bà con làm nông thôn mới.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Ông Đậu Khắc Mạnh (SN 1956) cho biết, bà Lan là người đã khơi dậy phong trào thi đua xây dựng NTM, phát triển kinh tế trong Nhân dân. Bà không quản ngại vất vả để đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động bà con chuyển đổi cây trồng, phá vườn tạp, hiến đất mở đường và phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng bền vững.

"Được bà Lan đến tận nhà vận động xây dựng NTM, hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình, vợ chồng tôi đã hiến hơn 200 m2 đất, phá dỡ gần 50m hàng rào và đóng góp hàng trăm ngày công để mở đường giao thông. Đặc biệt, khi được bà Lan “mách nước” làm giàu, gia đình đã chuyển đổi gần 1 ha vườn tạp để trồng 400 gốc cam, bưởi và mở rộng quy mô nuôi ong. Đến nay, sau hơn 7 năm chăm sóc, mô hình kinh tế của gia đình đã cho thu nhập gần 200 triệu/năm" - ông Mạnh phấn khởi nói.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Nhờ thay đổi cây trồng, vật nuôi và áp dụng kỹ thuật trồng mà bà Lan hướng dẫn, không chỉ gia đình ông Mạnh mà nhiều hộ dân khác trong thôn 4 đã thoát được cái nghèo, cái khó, từng bước vươn lên, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng quê nhà ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Nhà văn hóa thôn 4 được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Các thiết chế văn hóa được người dân đóng góp tiền của, ngày công xây dựng.

Trong vòng 10 năm xây dựng NTM, Nhân dân thôn 4 dù chỉ có 149 hộ, với gần 500 nhân khẩu nhưng đã hiến hơn 37.000 m2 đất, phá bỏ 40 cột cổng kiên cố, 500m tường rào bê tông, đóng góp hơn 100 nghìn ngày công và gần 2 tỷ đồng để chỉnh trang khu dân cư; xóa hơn 120 vườn tạp, xây dựng 9 vườn mẫu cấp tỉnh, 2 vườn mẫu cấp huyện…

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Toàn thôn xây dựng được 15 mô hình kinh tế thu nhập trên 150 triệu đồng/năm; xóa bỏ 100% vườn tạp để trồng cây ăn quả, nhất là cam và bưởi ...

Nhờ những đóng góp to lớn đó, đến nay, toàn thôn 4 đã xây dựng được hơn 5 km đường giao thông. Những con đường chật hẹp, lầy lội ngày nào giờ đã được nhựa hóa, rộng mở, dài tít tắp đến tận nhà dân. Toàn thôn xây dựng được 15 mô hình kinh tế thu nhập trên 150 triệu đồng/năm; xóa bỏ 100% vườn tạp để trồng cây ăn quả, nhất là cam và bưởi, hầu hết các hộ gia đình đều ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Thôn 4 đang thay da đổi thịt từng ngày, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Thôn 4 cũng đã xây dựng được 9 vườn mẫu cấp tỉnh, 2 vườn mẫu cấp huyện; 3 tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp, 3 cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - văn minh. Dọc theo các tuyến đường, cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, băng rôn, khẩu hiệu treo chỉnh tề, đủ các loại hoa đang khoe sắc... tạo nên một bức tranh NTM tươi đẹp và “trù mật” giữa đại ngàn.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Những tuyến đường xanh mát, thênh thang trải dài được người dân chăm chút chỉnh trang.

Đặc biệt, đầu năm 2015, thôn 4 vinh dự là thôn đầu tiên của xã và là thôn nằm trong tốp đầu của huyện được công nhật đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu cấp tỉnh.

Thôn 4 hôm nay đã “thay da đổi thịt”, nhưng với bà Lan vẫn “không dừng lại”. Trên chiếc xe đạp cũ kỹ, hằng ngày, bà vẫn rong ruổi trên từng con ngõ, làng trên xóm dưới để xem có gì “xấu không để sửa”.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Những ngày cao điểm xây dựng NTM, bà Lan với vai trò là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 4 luôn phải bám sát công việc chung, xắn tay lăn lộn cùng người dân. Nhiều lúc, việc nhà giờ coi là việc phụ, chỉ tranh thủ lúc rảnh rỗi mới làm, thời gian và tâm sức chủ yếu tập trung hết cho việc chung.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Người dân vệ sinh, chỉnh trang đường làng ngõ xóm trong thôn.

Bà Lan kể: “Có những thời điểm xã phát động thi đua xây dựng NTM, tôi phải dậy từ lúc 5 giờ sáng để vận động bà con nán lại việc nhà, tập trung việc xã và về nhà khi mặt trời đã xuống núi”.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Giữa cái nắng hè chói chang, với vóc người nhỏ nhắn, dáng đi thoăn thoắt, bà Trần Thị Lan dẫn chúng tôi dạo quanh thăm xóm làng rất đỗi khang trang rồi tự hào: “Đời sống người dân thôn 4 giờ đây tương đối đồng đều, an ninh trật tự được giữ vững, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm được thắt chặt. Điều mừng là thu nhập của người dân trên địa bàn tăng hằng năm, đến nay, trung bình đạt 37 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của thôn thấp nhất xã (4%). 15 năm liên tục, thôn 4 giữ vững được danh hiệu “Thôn văn hóa”.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Nhờ thay đổi cây trồng, vật nuôi và áp dụng kỹ thuật trồng mà nhiều hộ dân thôn 4 đã thoát nghèo, ngày càng giàu có.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Thôn 4 đổi mới hôm nay là kết quả sự đồng lòng, chung sức của tập thể lãnh đạo thôn, ý thức đoàn kết của người dân, trong đó có sự đóng góp công sức không nhỏ từ người bí thư tận tâm tận lực, không nề hà bất cứ công việc khó khăn nào.

Từ khó khăn đủ bề, thôn 4 đã trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM của xã, được các địa phương trong và ngoài tỉnh đến học hỏi. Đến nay, thôn đã đón gần 20 đoàn khách trên cả nước về tham quan, học hỏi.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng
Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng
Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Những tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp... ngày càng được nhân rộng.

“Một vai hai gánh” với người phụ nữ nhỏ bé ấy không hề đơn giản. Thế nhưng, bằng tâm huyết, trách nhiệm và năng lực, bà Lan đã đảm đương và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong nhiều năm liền, Chi bộ thôn 4 đạt trong sạch vững mạnh; thôn 4 giữ vững khu dân cư NTM kiểu mẫu cấp tỉnh từ năm 2015 đến nay; bản thân bà nhiều lần được chính quyền các cấp tuyên dương. Dẫu vậy, đối với bà Lan, phần thưởng lớn nhất là được dân quý, dân tin.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

Gần 20 năm gắn bó với công tác thôn, bà Lan không nhớ nổi số lần mình được các cấp tuyên dương.

Ông Trần Văn Thư - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ân Phú không khỏi khâm phục khi nói về bà Lan: “Là phụ nữ nhưng bà Lan rất năng nổ, tâm huyết với phong trào chung, đàn ông chúng tôi nhiều lúc còn theo không kịp. Bà là điển hình tiêu biểu của xã, cần được lan tỏa trong cộng đồng dân cư”.

Người phụ nữ miền sơn cước Hà Tĩnh gần 20 năm “gánh” việc làng

THIẾT KẾ: THÀNH NAM

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast