Người thứ hai được ghép tim lợn, đã tử vong sau 6 tuần

Ngày 1/11, Trung tâm Y tế Đại học Maryland thông báo người thứ hai được ghép tim lợn trên thế giới đã qua đời.

Bệnh nhân là Lawrence Faucette, 58 tuổi, một cựu chiến binh và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã nghỉ hưu. Ông được ghép tim hôm 20/9, có dấu hiệu đào thải vào tuần trước và qua đời ngày 30/10. Thải ghép là hiện tượng hệ miễn dịch của người cấy ghép từ chối, tấn công và phá hủy cơ quan hoặc mô được cấy ghép.

Trước đó, sức khỏe ông tiến triển tốt sau ca ghép, có khả năng đi lại, thậm chí đủ sức để chơi bài với vợ, theo đại diện trung tâm y tế.

Faucette đã được điều trị bằng phương pháp kháng thể thử nghiệm để ức chế hệ miễn dịch và ngăn cản tình trạng đào thải. Tuy nhiên, thải ghép là “thách thức lớn nhất của những ca ghép tạng truyền thống”, theo các bác sĩ.

Trong những tuần cuối đời, Faucette trở nên thân thiết với kíp mổ của mình. Bác sĩ phẫu thuật của ông, tiến sĩ Bartley P. Griffith, nói Faucette nhận thức được ca phẫu thuật có ý nghĩa quan trọng thế nào với những tiến bộ y tế trong tương lai.

Mong muốn cuối cùng của người đàn ông là giúp các bác sĩ tận dụng tối đa những gì học được từ kinh nghiệm của mình để giúp các bệnh nhân khác tiến triển tốt hơn.

Faucette nhập viện lần đầu ngày 14/9, ở giai đoạn cuối của bệnh suy tim, cần phải hồi sức. Ngày hôm sau, ông được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận cấy ghép khác loài (xenotrans) như biện pháp cuối cùng, bởi các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khiến ông không thể ghép tim kiểu truyền thống.

Người thứ hai được ghép tim lợn, đã tử vong sau 6 tuần

Lawrence Faucette chụp ảnh cùng vợ, Ann, sau cuộc phẫu thuật. Ảnh: AP

"Anh ấy biết thời gian chúng tôi ở bên nhau còn rất ngắn ngủi. Đây là cơ hội cuối cùng anh ấy có thể làm điều gì đó cho người khác. Anh ấy chưa từng tưởng tượng mình sẽ sống sót lâu như vậy, hoặc có thể cung cấp nhiều dữ liệu đến thế cho chương trình xenotransplant", vợ ông, bà Ann Faucette nói.

Trái tim lợn ghép cho Faucette đã được sửa đổi một số gene, đồng thời bổ sung thêm gene người để ngăn chặn sự đào thải. Năm ngoái, Trung tâm Y tế Đại học Maryland đã hoàn thành ca ghép tim lợn đầu tiên trên thế giới cho bệnh nhân David Bennett, 57 tuổi. Người này sống sót được hai tháng với nội tạng mới, sau đó qua đời vì bị nhiễm virus lợn.

Theo bác sĩ phẫu thuật Muhammad Mohiuddin, người trực tiếp tham gia kíp mổ, đối với bệnh nhân Bennett, bệnh viện dự kiến phân tích sâu rộng để xác định các yếu tố có thể ngăn ngừa được trong các ca cấy ghép tương lai. Điều này cho phép các chuyên gia có thêm kiến thức và kinh nghiệm ở lĩnh vực xenotrans.

Gần đây, NYU Langone Health đã ghép thành công một quả thận lợn vào bệnh nhân chết não thông qua quy trình chỉnh sửa gene tương tự.

Theo VNE

Đọc thêm

5-1 là 'tỷ lệ vàng' cho hôn nhân

5-1 là 'tỷ lệ vàng' cho hôn nhân

Theo tiến sĩ John Gottman của ĐH Washington, 5-1 có nghĩa mỗi tương tác tiêu cực giữa vợ chồng, cần 5 hoặc nhiều tương tác tích cực để có thể giữ hôn nhân bền vững.
5 mẹo triệt tiêu thói lãng phí tiền bạc

5 mẹo triệt tiêu thói lãng phí tiền bạc

Lãng phí tiền bạc dường như là một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Biết và áp dụng kỹ năng quản lý tài chính sẽ giúp bạn hướng đến tự do tài chính, không còn phụ thuộc vào đồng tiền.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
Mưa lớn bao trùm miền Bắc, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Mưa lớn bao trùm miền Bắc, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Dự báo từ sáng nay (29/7) đến đêm 30/7, miền Bắc tiếp tục bao trùm bởi mưa lớn kéo dài, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi Bắc Bộ, ngập úng tại nơi trũng thấp ở đồng bằng Bắc Bộ. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa vào chiều và đêm.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Hành trình hàng nghìn 'chiến sĩ' Mùa hè xanh mang ánh sáng đến vùng cao

Hành trình hàng nghìn 'chiến sĩ' Mùa hè xanh mang ánh sáng đến vùng cao

Với sức trẻ của hàng nghìn sinh viên và sự đồng hành của Quỹ Vì Tương lai xanh (Tập đoàn Vingroup), nhiều con đường quê tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa dần được thắp sáng bằng đèn năng lượng mặt trời, góp phần mang đến cuộc sống tốt hơn cho người dân nơi đây.
9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Những lý do gây tê bì tay chân cần biết

Những lý do gây tê bì tay chân cần biết

Tê bì tay chân là vấn đề phổ biến nhất có thể gặp từ người già đến người trẻ. Tê bì tay chân khiến nhiều người cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Cứu sống bé trai bị bỏ rơi nơi bờ ruộng

Cứu sống bé trai bị bỏ rơi nơi bờ ruộng

Một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở bờ ruộng thuộc tổ dân phố 12, thị trấn Thạch Hà đã được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cứu kịp thời.
Ăn gì để tăng miễn dịch, ít ốm vặt?

Ăn gì để tăng miễn dịch, ít ốm vặt?

Trái cây họ cam quýt, tỏi, gừng, bông cải xanh và sữa chua cung cấp các chất giúp tăng cường hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, phòng ốm vặt.
Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, sáng nay (23/7), bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo từ hôm nay đến ngày 24/7, khu vực Hà Tĩnh có mưa rào và dông rải rác.
Ăn gì cho mắt sáng khỏe?

Ăn gì cho mắt sáng khỏe?

Để có một đôi mắt sáng, khỏe đẹp... ngoài tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh còn cần bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mắt.
Viêm nha chu - bệnh lý đừng xem nhẹ

Viêm nha chu - bệnh lý đừng xem nhẹ

Bệnh lý viêm nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh càng để lâu càng phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị và để lại nhiều biến chứng.