Nguồn gốc Ngày của Cha có thể nhiều người chưa biết

Có rất nhiều câu chuyện về nguồn gốc của Ngày của Cha. Nhiều người cho rằng, Ngày của Cha được khởi xướng bởi một phụ nữ có tên Grace Golden Clayton ở Fairmount, bang Tây Virginia (Mỹ).

Ngày của Cha thực chất đến từ câu chuyện thảm họa hầm mỏ ở Monongah, tây Virginia (Mỹ) vào tháng 12.1907. Vụ tai nạn đã khiến 362 người đàn ông thiệt mạng, trong đó có 250 người đã làm cha, nghĩa là khoảng 1.000 đứa trẻ đã mồ côi cha từ sự việc đau lòng này, theo The Mirror ngày 19.6.

nguon goc ngay cua cha co the nhieu nguoi chua biet

Ảnh minh họa

Đây cũng là tai nạn khai thác mỏ tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nạn nhân hầu hết là người Ý di cư. Cho đến nay, chính quyền ước tính con số nạn nhân thiệt mạng thực tế gần 500 người.

Cô Grace Golden Clayton, một người con mất cha trong tai nạn này, đã tổ chức một buổi lễ tưởng nhớ đến những người cha xấu số tại nhà thờ địa phương tây Virginia. Cô Clayton đã chọn ngày chủ nhật gần nhất ngày sinh nhật người bố để tổ chức lễ. Đó cũng chính là nguồn gốc của Ngày của Cha, diễn ra lần đầu vào ngày 5.7.1908.

Tuy nhiên, cô Clayton khá kín tiếng và ngày lễ cũng không được tổ chức lại vào những năm sau.

Khoảng 2 năm sau, cô Sonora Smart Dodd, sống ở Shokane, Washington, có người cha là ông William Jackson Smart, từng là cựu chiến binh trong cuộc nội chiến nước Mỹ. Vợ ông chẳng may qua đời khi sinh người con út. Kể từ đó, người cha một thân “gà trống” nuôi 6 đứa con đến lúc trưởng thành.

Cảm phục trước sự hy sinh và tình yêu thương vô bờ của cha dành cho gia đình, cô Dodd quyết định kêu gọi thành lập một ngày để tưởng nhớ công ơn người cha. Với sự giúp đỡ của các mục sư và Hiệp hội Thanh niên Thiên chúa giáo, ngày lễ của Cha đã được tổ chức vào năm 1910.

Đến năm 1966, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã ấn định ngày Chủ nhật thứ ba của tháng Sáu là Ngày của Cha. Sáu năm sau, Ngày của Cha chính thức trở thành ngày lễ quốc gia ở Mỹ khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon kí thành luật. Từ đó, ngày này lan truyền ra nhiều quốc gia khác trên thế giới./.

Theo Dân Việt

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.