Nhật Bản nhận tàu ngầm tấn công “Đại kình” gần 700 triệu USD

Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận tàu ngầm tấn công trị giá 692 triệu USD, là chiếc đầu tiên trong hạm đội tàu ngầm lớp Taigei (Đại kình).

Nhật Bản nhận tàu ngầm tấn công “Đại kình” gần 700 triệu USD

Tàu ngầm JS Taigei trong lễ bàn giao tại nhà máy đóng tàu Kobe, Nhật Bản ngày 9/3. Ảnh: Kyodo.

Lễ tiếp nhận tàu ngầm JS Taigei diễn ra tại nhà máy đóng tàu Kobe của tập đoàn Mitsubishi Heavy Industrie, miền trung Nhật Bản cuối tuần trước, truyền thông Nhật Bản hôm nay đưa tin.

Chiến hạm Taigei trị giá 692 triệu USD, được đánh giá là tàu ngầm không sử dụng năng lượng hạt nhân tiên tiến nhất của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (JMSDF).

Tàu ngầm JS Taigei có biệt danh “Đại kình”, thuộc lớp tàu cùng tên, được trang bị hệ thống thủy âm cải tiến cho phép phát hiện chiến hạm đối phương tốt hơn, đồng thời tạo ra tiếng động nhỏ hơn trong quá trình hoạt động, giúp tàu khó bị phát hiện.

Con tàu sử dụng công nghệ pin lithium-ion, cho phép nạp điện nhanh hơn với dung lượng gần gấp đôi so với pin axit chì thông thường, đồng thời có thể tích nhỏ và ít cần bảo trì hơn. Nhờ công nghệ này, chiến hạm Taigei có thể lặn lâu hơn và di chuyển nhanh hơn trong lòng biển so với với các loại tàu ngầm diesel-điện khác.

JMSDF nghiên cứu công nghệ pin lithium-ion cho tàu ngầm vào thập niên 2000, sau đó áp dụng trên tàu ngầm lớp Soryu. Nhật Bản hiện là quốc gia duy nhất áp dụng công nghệ pin lithium-ion cho tàu ngầm diesel - điện. Hàn Quốc dự kiến sớm áp dụng công nghệ này.

Tàu ngầm Taigei dài 84 m, lượng giãn nước 3.000 tấn, thủy thủ đoàn 70 người và có không gian riêng dành cho nữ thủy thủ. Chiến hạm được trang bị 6 ống phóng 533 mm tương thích với ngư lôi Type 89, Type 18 hoặc tên lửa diệt hạm UGM-84 Harpoon.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hồi tháng 12/2021 nhận ngân sách 73,6 tỷ yen (625 triệu USD) để chế tạo chiến hạm thứ 6 thuộc lớp Taigei, dự kiến bắt đầu từ tháng 4. Chiến hạm thứ hai thuộc lớp Taigei là Hakugei (Cá voi trắng), được khởi đóng tháng 1/2019, hạ thủy tháng 10/2021 và dự kiến được biên chế tháng 3/2023.

Theo Đức Trung/VNE (Nikkei)

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.