Nhật Bản rơi vào suy thoái trầm trọng nhất kể từ sau chiến tranh

Những số liệu công bố ngày 18/5 cho thấy, nền kinh tế Nhật Bản lần đầu tiên rơi vào suy thoái sau 4,5 năm và cũng là tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh.

Thông tin đưa ra trong bối cảnh các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại nước này đang ngày một cảm nhận rõ những tác động của cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19.

Cụ thể, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã suy giảm trong quý thứ 2 liên tiếp, gia tăng áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách, vốn đang “vật lộn” với dịch bệnh nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ khiến hầu như toàn bộ nền kinh tế bị gián đoạn.

Nhật Bản rơi vào suy thoái trầm trọng nhất kể từ sau chiến tranh

Nhật Bản rơi vào suy thoái trầm trọng nhất kể từ sau chiến tranh. (Ảnh: Reuters)

Sau mức giảm 7,3% trong quý 4 năm ngoái, nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục giảm 3,4% trong quý đầu tiên của năm 2020 khi tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu đều giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật lần đầu tiên kể từ năm 2015.

Theo chuyên gia kinh tế trưởng Yuichi Kodama thuộc Viện nghiên cứu Meiji Yasuda, gần như chắc chắn nền kinh tế đã chịu sự suy giảm và thậm chí có thể còn sâu hơn trong quý hiện tại. Nhật Bản đã bước vào một cuộc suy thoái toàn diện.

Dịch Covid-19, xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, đã tàn phá nền kinh tế toàn cầu khi nhiều quốc gia buộc phải áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc để làm chậm sự lây lan của virus Sars CoV-2, gây xáo trộn các chuỗi cung ứng và doanh nghiệp, đặc biệt là tại những quốc gia phụ thuộc vào thương mại như Nhật Bản./.

Theo VOV

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.