Nhật hoàng sẽ ăn tối suốt đêm với Nữ thần Mặt trời

Naruhito được dẫn vào một căn phòng gỗ tối để tiến hành nghi lễ "Daijosai" đêm nay với Nữ thần Mặt trời, nghi thức cuối cùng đánh dấu lên ngôi.

Nhật hoàng sẽ ăn tối suốt đêm với Nữ thần Mặt trời

Nhật hoàng Naruhito tại lễ đăng quang ở Cung điện Hoàng gia, Tokyo ngày 22/10. Ảnh: Reuters.

“Daijosai” diễn ra vào tối 14/11, là nghi lễ xoay quanh Amaterasu Omikami, một nữ thần Mặt trời mà những người có quan điểm bảo thủ tin rằng đã sinh ra hoàng tộc Nhật Bản.

Đây là một trong số nghi lễ truyền thống, đánh dấu việc Nhật hoàng Naruhito lên ngôi, sau khi cha ông là Thái thượng hoàng Akihito thoái vị.

Có ý kiến phản đối cho rằng đây là nghi thức khơi gợi lại thời kỳ quân phiệt trong quá khứ và vi phạm hiến pháp về việc tách bạch giữa chính phủ và Hoàng gia, bởi số tiền mà nhà nước Nhật phải chi cho nghi lễ này là 2,7 tỷ yên (25 triệu USD).

Các học giả và chính phủ Nhật phủ nhận tin đồn rằng nghi thức “Daijosai” là việc qua đêm của Nhật hoàng với Nữ thần mặt trời như đồn đoán.

“Về cơ bản, nghi lễ này là một bữa tiệc giữa nữ thần mặt trời và hoàng đế”, giáo sư John Breen tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế, chuyên trách vấn đề Nhật Bản, tại Kyoto cho biết.

Breen nói thêm rằng hầu hết các lễ đăng quang của Nhật hoàng đều có yếu tố thần bí.

Vào khoảng 19h hôm nay, Nhật hoàng Naruhito sẽ mặc áo choàng trắng, bước vào một ngôi đền rồi biến mất sau lớp màn trắng. Hoàng hậu sẽ tháp tùng ông đến đây và mặc áo dài trắng, nhưng không theo Nhật hoàng vào ngôi đền.

Trong căn phòng với ánh sáng mờ, Nhật hoàng sẽ đưa các lễ vật, là những món ăn trên 32 chiếc đĩa làm bằng lá sồi cho Nữ thần Mặt trời, trước khi cúi đầu, cầu nguyện cho hòa bình Nhật Bản.

Hoàng đế và Nữ thần tượng trưng sẽ cùng nhau ăn cơm, kê và uống rượu gạo cho đến khi nghi thức kéo dài khoảng 2,5 tiếng kết thúc. Các hành động này sau đó lặp lại trong một căn phòng khác của ngôi đền và sẽ kết thúc vào khoảng 3h sáng ngày hôm sau.

Theo các nhà nghiên cứu Nhật, Daijosai đã tồn tại hơn 1.000 năm trước, nhưng nghi lễ hiện tại lại hình thành từ cuối những năm 1800, khi Nhật Bản tìm cách thống nhất quốc gia xung quanh Thiên Hoàng.

Koichi Shin, 60 tuổi, người đứng đầu một nhóm phản đối nghi lễ Daijosai cho rằng nền tảng quốc gia chính là lý do những người này phản đối nghi lễ. Bản thân thái tử Akishimo, em trai của Nhật hoàng, cho rằng nên sử dụng quỹ hoàng gia cho một nghi lễ đơn giản hơn.

Theo Mai Lâm/VnExpress

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.