Nhiều giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

(Baohatinh.vn) - Phiên thảo luận tại hội trường chiều nay (14/7) tiếp tục ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ của các đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong việc tìm giải pháp để hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu năm 2022 đề ra.

Nhiều giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

.

Gợi mở các lĩnh vực còn dư địa tăng trưởng

Trong phiên thảo luận tại hội trường, các đại biểu bày tỏ sự nhất trí với báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2022. Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, cả hệ thống chính trị, Nhân dân tỉnh nhà đã tập trung cao trong công tác phòng, chống dịch, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh...

Đến nay, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường. Thu ngân sách bằng 67% dự toán, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu tăng khá, tăng 50,3% so với cùng kỳ. Thu hút đầu tư có tín hiệu tốt...

Nhiều giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy tại các cụm công nghiệp Hồng Lĩnh.

Tuy vậy, trước chỉ số tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của Hà Tĩnh chỉ đạt 0,08%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra trong năm 2022 và so với bình quân chung của cả nước (6,42%), nhiều đại biểu đã bày tỏ sự băn khoăn và đề xuất các giải pháp tháo gỡ.

Theo đó, nhiều ý kiến khẳng định rằng, điều quan trọng là cần quan tâm tới các lĩnh vực còn dư địa tăng trưởng như: nông nghiệp, giải ngân đầu tư công, tháo gỡ vướng mắc triển khai các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm và kiểm soát dịch COVID-19 bảo đảm cho sự phục hồi của khu vực dịch vụ.

Nhiều giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Đại biểu Lê Thành Đông tham gia thảo luận tại hội trường.

Làm rõ thêm nội dung này, đại biểu Lê Thành Đông - tổ đại biểu huyện Nghi Xuân cho rằng: Trong thời gian còn lại của năm 2022, cả hệ thống chính trị cần triển khai quyết liệt các cơ chế, chính sách về nông nghiệp đã ban hành, như đề án tập trung, tích tụ ruộng đất, thúc đẩy cơ cấu lại sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn; phát triển nông nghiệp hữu cơ, trước mắt xây dựng các mô hình, chuỗi sản phẩm lúa gạo, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi lợn...

Cùng chung quan điểm, đại biểu Hồ Huy Thành (tổ đại biểu huyện Kỳ Anh) đề nghị tỉnh tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp, chính sách mang tính dài hạn để từng bước thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ các địa phương, người nông dân sử dụng các loại phân bón, chế phẩm hữu cơ; khuyến khích hình thành các vùng sản xuất, thôn xóm, làng xã sản xuất an toàn.

Nhiều giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Đại biểu Hồ Huy Thành (tổ đại biểu huyện Kỳ Anh) đề nghị cần có các chính sách dài hạn để thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp.

Bên cạnh đó, thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn; quan tâm cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các nhà đầu tư sớm hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án là ý kiến của đa số đại biểu tại kỳ họp.

“Cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ huyện thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn (Vingroup, APEC, CT Group, An Việt Phát,…) để tạo động lực cho phát triển sản xuất cũng như phát triển đô thị gắn với dịch vụ, du lịch phát huy lợi thế liền kề KKT Vũng Áng; đồng thời cũng cần hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp giúp nông dân tổ chức lại sản xuất, nâng cao thu nhập” - đại biểu Hồ Huy Thành (tổ đại biểu huyện Kỳ Anh) gợi mở.

Nhiều giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Bốc xếp trung chuyển hàng quặng từ Lào qua cảng Vũng Áng.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị: sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt, cần khẩn trương công bố quy hoạch, tập trung thu hút đầu tư, nhất là phát triển công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logicstic. Khẩn trương điều chỉnh quy hoạch chung TP Hà Tĩnh và vùng phụ cận, huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư, từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH của TP Hà Tĩnh.

Ngoài ra, một số đại biểu cho biết, cần thực hiện hiệu quả kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch năm 2022. Nghiên cứu đề án xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm NTM gắn với phát huy các giá trị văn hóa địa phương. Khảo sát, nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng...

Quan tâm tới các chính sách về giáo dục, y tế

Bên cạnh việc tập trung bàn giải pháp để thực hiện tốt các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực giáo dục, y tế cũng được đại biểu HĐND tỉnh hết sức quan tâm.

Nhiều giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Đại biểu Đặng Trần Phong đề xuất cần ưu tiên đầu tư nguồn lực cho giáo dục.

Đối với lĩnh vực giáo dục, đại biểu Đặng Trần Phong (tổ đại biểu Can Lộc) đề xuất cần ưu tiên đầu tư nguồn lực cho giáo dục; đại biểu Nguyễn Đức Thắng (tổ đại biểu huyện Thạch Hà) cho rằng, UBND tỉnh giao biên chế hằng nằm cần phù hợp với kế hoạch của các địa phương để đảm bảo các điều kiện cho việc tổ chức dạy học, nhất là yêu cầu thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và quy định hiện hành về sỹ số học sinh trên lớp và tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành.

Việc thực hiện chủ trương biệt phái giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu là sự chia sẻ lẫn nhau trong ngành giáo dục song cần phải có đánh giá kết quả để thực hiện có hiệu quả hơn. Việc biệt phái cần căn cứ vào nhu cầu của địa phương thiếu giáo viên theo bộ môn; xem xét kỹ điều kiện hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, trách nhiệm, đảm thời gian trong năm học.

Nhiều giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

UBND tỉnh giao biên chế hằng nằm cần phù hợp với kế hoạch của các địa phương để đảm bảo các điều kiện cho việc tổ chức dạy học.

Về lĩnh vực y tế, nhiều đại biểu cho rằng, cùng với giải pháp thực hiện bệnh viện vệ tinh, tuyển và giữ chân bác sỹ cho tuyến huyện, cần quan tâm đào tạo đội ngũ y, bác sỹ tuyến xã; quan tâm chế độ, chính sách hỗ trợ, phụ cấp trực ca cho bác sỹ tuyến huyện, tuyến xã vì quy định hiện nay chưa phù hợp.

Đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch trong tình hình mới, nâng cao tỷ lệ người dân tiêm bổ sung vacxin.

Đại biểu nêu thực tế, hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại các trung tâm y tế tuyến huyện và trạm y tế xã vừa xuống cấp, vừa thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân; đáng chú ý là nguy cơ thiếu vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại một số cơ sở khám chữa bệnh.

Vì vậy, đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư trang thiết bị y tế cho các trạm y tế tuyến xã và trung tâm y tế tuyến huyện; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn về việc đấu thầu, mua sắm vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm của ngành y tế hiện nay, tránh tình trạng thiếu vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Chủ đề Kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.