Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Sau 12 năm kiên trì kiến thiết, xây dựng, bức tranh nông thôn mới ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã hiện lên những gam màu tươi sáng với nhiều điểm nhấn nổi bật.

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Thạch Châu là xã luôn đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Lộc Hà nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Sau khi đạt chuẩn xã NTM nâng cao (năm 2021), địa phương tiếp tục huy động gần 87 tỷ đồng để hoàn thành bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, hiện đang lấy ý kiến để đề xuất công nhận đạt chuẩn.

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Thịnh Lộc từng là xã nghèo ven biển nhưng những năm gần đây, bức tranh nông thôn đã có sự đổi thay nhanh chóng. Địa phương này đang cùng các xã Hộ Độ, Hồng Lộc, Tân Lộc... hướng tới xã đạt chuẩn NTM nâng cao (đã đạt khoảng 85% kế hoạch).

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Nhờ quyết tâm, kiên trì, hiệu quả trong xây dựng NTM nên quang cảnh các làng quê Mai Phụ, Thạch Châu và nhiều miền quê khác ở Lộc Hà ngày càng khang trang, tươi mới, nên thơ và tràn đầy sức sống.

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Để đạt chuẩn tiêu chí giao thông và có những tuyến đường to đẹp, Lộc Hà đã huy động khoảng 900 tỷ đồng, 816.242 ngày công đầu tư nâng cấp, làm mới hơn 580km đường GTNT các loại và trồng hàng chục nghìn cây xanh, xây hàng chục km bồn hoa. (Ảnh đường trục xã Mai Phụ).

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Hiện nay, 82/82 thôn của 11/11 xã ở Lộc Hà đều đã xây dựng phương án, dự toán và triển khai thực hiện xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu; trong đó, có 42 thôn đã đạt chuẩn. Trên địa bàn huyện đã xây dựng nên nhiều vùng quê sáng - xanh - sạch - đẹp như: thôn Trung Châu của xã Hộ Độ (trong ảnh); thôn Quan Nam, Đại Lự (Hồng Lộc); thôn Đông Thắng (Mai Phụ); thôn Phú Mỹ (Thạch Mỹ); thôn Hồng Lạc (Thạch Châu)...

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn ở Lộc Hà có nhiều đột phá với 11 chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý, được đầu tư nâng cấp, cải tạo khang trang, hiện đại..., đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 9211 và đi vào hoạt động hiệu quả. (Trong ảnh là chợ Mai Phụ).

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Thực hiện tiêu chí trường học, huyện Lộc Hà đã huy động gần 600 tỷ đồng để xây mới 342 phòng học, 49 phòng bộ môn, 19 thư viện, 5 nhà đa năng, 24 nhà ăn - nhà nghỉ bán trú, 171 công trình vệ sinh học sinh, 24 công trình vệ sinh giáo viên và nâng cấp hàng trăm công trình, hạng mục khác... (Ảnh quang cảnh Trường THCS Mỹ Châu).

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Mỗi năm, cảng cá Cửa Sót (Thạch Kim) đón nhận khoảng 8.000 - 9.000 tấn hải sản, đảm bảo việc làm cho hàng nghìn lao động. Đây cũng là vựa nguyên liệu chính để phục vụ sản xuất cho 7 cơ sở OCOP và hàng trăm cơ sở chế biến hải sản cho tổng mức doanh thu 200 tỷ đồng/năm.

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Các khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao ở Mai Phụ, Thạch Châu, Hộ Độ, thị trấn Lộc Hà đang tạo ra diện mạo mới trong bức tranh sản xuất ở Lộc Hà. Qua đó, góp phần cải thiện tiêu chí thu nhập, việc làm, sinh kế... trong xây dựng NTM. (Ảnh mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Hồng Anh, xã Mai Phụ).

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Lộc Hà đã hình thành 590 mô hình kinh tế các loại, trong đó có 133 mô hình lớn cho doanh thu từ 3 - 15 tỷ đồng/năm, lợi nhuận từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. (Ảnh mô hình nuôi gà liên kết quy mô 40 nghìn con/lứa, mỗi năm 3 - 4 lứa của HTX Tài Lực ở xã Bình An).

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Ngày càng có nhiều sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền, có chất lượng cao, mang đậm hồn cốt Lộc Hà được đăng ký nhãn hiệu tập thể, được bảo hộ thương hiệu, khuyến khích phát triển; trong đó có sản phẩm “Chè xanh Hồng Lộc”.

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Trong hành trình xây dựng NTM, huyện Lộc Hà luôn chăm lo đến các tiêu chí liên quan đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Trong 12 năm qua, toàn huyện đã huy động được khoảng 180 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo 6 di tích cấp quốc gia, 61 di tích cấp tỉnh và hàng trăm công trình văn hóa cổ xưa khác. (Ảnh chùa Triều Sơn).

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Bình quân mỗi năm, Lộc Hà có 23 lễ hội lớn được tổ chức trọng thể, thành kính, linh thiêng; mỗi lễ hội thu hút khoảng 1.000 - 3.000 du khách và người dân tham gia. Tiêu biểu có lễ hội Đền Chiêu Trưng, lễ hội đền Mai Hắc Đế, lễ hội đền Cả, lễ hội chùa Chân Tiên, lễ hội chùa Kim Dung... (Ảnh rước đền Sát Hải Đại Vương ở xã Thịnh Lộc)

Những điểm nhấn nổi bật trong bức tranh nông thôn mới Lộc Hà

Bức tranh NTM Lộc Hà luôn bình yên, an toàn nhờ thực hiện tốt các tiêu chí về QP-AN và lan tỏa các phong trào thi đua bảo vệ ANTQ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc quốc gia, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, chăm lo xây dựng “Thế trận quốc phòng toàn dân” gắn với “Thế trận an ninh nhân dân” và “Thế trận biên phòng toàn dân”.

Đến nay, 9 tiêu chí NTM cấp huyện đã hoàn thành, tất cả 11 xã đều đạt chuẩn NTM trước năm 2020, hiện đang được tập trung “nâng chất” các tiêu chí. Xã Thạch Châu và Mai Phụ đang hướng đến đạt chuẩn kiểu mẫu (trước quý II/2024); các xã Hộ Độ, Thịnh Lộc, Hồng Lộc, Tân Lộc phấn đấu đạt chuẩn nâng cao trong năm 2024. UBND tỉnh cũng vừa quyết định công bố huyện đủ điều kiện đề nghị, xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2023, hiện đang lấy ý kiến góp ý

Ông Phan Bá Ninh
Văn phòng NTM huyện Lộc Hà

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.