Những lưu ý quan trọng khi sử dụng kính áp tròng

Đối với người bị cận thị, kính áp tròng, nhất là thị trường hiện nay đa dạng kiểu dáng, màu sắc, nếu biết sử dụng thì rất có ích trong cuộc sống, nhưng nếu lạm dụng hoặc không tìm hiểu thì kính áp trong lại là con dao 2 lưỡi.

Kính áp tròng ngày nay không chỉ hỗ trợ hiệu quả cho người bị tật khúc xạ mà còn dần trở thành một phụ kiện làm đẹp không thể thiếu. Tuy nhiên, việc đeo kính áp tròng quá lâu có người còn thay thế hoàn toàn kính có gọng trong suốt thời gian dài có thể gây ra một số tác hại đến thị lực.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng kính áp tròng

Người bị cận thị có thể đeo kính áp tròng thay vì kính cận vào một khoảng thời gian trong ngày để hạn chế các bất tiện của kính gọng gây ra và thoải mái hơn trong các hoạt động thường ngày.

Ưu điểm của việc sử dụng kính áp tròng

Người bị cận thị có thể đeo kính áp tròng thay vì kính cận vào một khoảng thời gian trong ngày để hạn chế các bất tiện của kính gọng gây ra và thoải mái hơn trong các hoạt động thường ngày. Các ưu điểm khi sử dụng kính áp tròng là:

Tạo tầm nhìn rộng và tốt hơn, người bị cận không còn bị hạn chế ở xung quanh, tầm nhìn rõ ràng và sắc nét như thị lực bình thường.Không gây ra những bất tiện, cản trở trong các hoạt động thể thao, hoạt động ngoài trời…Tăng tính thẩm mỹ: mắt trông to hơn, long lanh hơn.Thuận lợi mọi thời tiết: bám nước khi trời mưa cản trở tầm nhìn, không bị chói khi đi nắng, không bị mờ khi đeo khẩu trang…

Nhược điểm khi sử dụng kính áp tròng

Bạn có thể đeo kính áp tròng nhưng không nên đeo thường xuyên, không dùng kính áp tròng thay thế hoàn toàn cho kính cận, bởi vì những lý do sau:

Kính áp tròng làm giảm tiếp xúc của không khí với giác mạc gây cản trở hấp thụ oxy khiến mắt thiếu oxy.Việc sử dụng thời gian dài có thể khiến mắt bị khô nhất là đối với người sử dụng thiết bị điện tử nhiều.Dễ bị mắc các bệnh về mắt: trầy xước, viêm loét, nhiễm trùng giác mạc.Đeo kính thường xuyên với thời gian đeo hơn 8 tiếng/ ngày có thể khiến mắt thiếu oxy, giác mạc yếu hơn và có thể làm tăng độ cận.

Một số lưu ý khi đeo kính áp tròng

Khi dùng kính áp tròng, để tránh gây hại cho mắt và làm tăng độ cận thị, bạn cần lưu ý những điều sau:

Phải được bác sĩ khám mắt và tư vấn sử dụng kính áp tròng phù hợp với tình trạng sức khỏe, độ cận của mắt.

Không dùng chung kính áp tròng với người khác vì dễ gây nhiễm khuẩn, tổn thương cho mắt.Nên đeo kính áp tròng trước khi trang điểm vì nếu sau khi trang điểm sẽ khiến bụi phấn hay mascara rơi vào kính gây khó chịu và kích ứng.

Dùng dung dịch chuyên dụng cho kính áp tròng, không ngâm lại dung dịch đã qua sử dụng.

Không sử dụng lại kính áp tròng dùng một lần vì nó không có khả năng kháng bụi bẩn.

Không nên đeo kính áp tròng quá lâu vì sẽ dẫn đến hiện tương mờ mắt, giác mạc bị thiếu oxy. Ngoài ra thời gian mắt nghỉ ngơi như ngủ trưa hay qua đêm cũng nên tháo kính áp tròng.

Khi mắt có những dấu hiệu bệnh lý như sưng, đỏ, chảy nước mắt hãy ngưng ngay việc sử dụng kính áp tròng. Nếu cố gắng đeo sẽ khiến giác mạc bị tổn thương, có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Không đeo kính áp tròng quá hạn sử dụng vì kính sẽ mất khả năng tự bảo vệ, tạp chất có thể bám vào kính và dung dịch sẽ bị nhiễm khuẩn.

Không nên dùng chung kính áp tròng với người khác.

Thường xuyên đo thị lực và khám mắt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thấy các dấu hiệu sau đây:

Mắt nhạy cảm với ánh sáng: mờ, đau, đỏ, chảy nước mắt nhiều.

Các mạch máu xung quanh căng quá mức.

Nổi nhọt trong mắt.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng kính áp tròng

Cách thao tác và bảo quản kính áp tròng đúng cách

Bạn nên sử dụng, tháo lắp và vệ sinh kính áp tròng đúng cách. Đó là:

Cách tháo lắp: Có 2 cách tháo kính áp tròng là dùng tay hoặc sử dụng dụng cụ. Dùng tay sẽ thích hợp nếu bạn là người mới sử dụng và chưa quen với việc tiếp xúc với mắt. Đầu tiên, rửa tay thật sạch, sau đó nhỏ vài giọt nước nhỏ mắt để làm mềm kính trước khi lấy chúng ra. Tiếp đó nhìn vào gương, liếc mắt lên trên rồi dùng ngón trỏ đặt nhẹ lên kính, rê nhẹ kính xuống dưới và dùng ngón trỏ với ngón cái gắp kính ra ngoài. Không để móng tay quá dài vì nó sẽ gây khó khăn khi đặt và lấy kính. Thao tác cần hết sức nhẹ nhàng để kính không bị rách kính hoặc rơi. Khi đã thành thạo, hãy thay thế bằng dụng cụ để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.

Vệ sinh loại kính này thường xuyên và rửa tay sạch trước khi đeo kính. Dùng thuốc nhỏ mắt rửa sạch kính sau khi lấy ra. Ngâm chúng trong hộp riêng có dung dịch ngâm rửa kính. Kính phải được ngâm ít nhất 8 tiếng mỗi ngày rồi mới lấy ra sử dụng. Lưu ý phải đặt đúng thứ tự mắt phải - mắt trái vào hộp tương ứng để tránh đeo nhầm.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.