Những sai lầm khi ăn chuối nhất định phải tránh!

Theo các nhà khoa học, chuối là loại hoa quả giàu calo, giàu chất xơ và chất đường, vì vậy, một mặt loại quả này có thể giúp bạn thỏa mãn cơn đói, mặt khác có thể giúp bạn bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

Nhiều người quan niệm rằng, với người bị đau dạ dày thì không nên ăn chuối vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Tuy nhiên, theo ThS. BS Hà Hải Nam (Bệnh viện K Trung ương) thì điều này mới chỉ đúng, nhưng chưa đủ.

BS. Nam cho rằng, chuối là loại quả nhiều dinh dưỡng, chứa hoạt chất pectin giúp cân bằng và ổn định hệ tiêu hóa. Chuối còn có khả năng trung hòa axit trong dạ dày giúp giảm nguy cơ sưng, viêm loét dạ dày và đường ruột. Vì vậy, người bị viêm loét dạ dày vẫn có thể ăn chuối hàng ngày. Tuy nhiên, nên ăn chuối sau khi ăn no để trung hòa acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, để tận dụng tối đa chất dinh dưỡng có trong chuối mà không gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, khi ăn cần lưu ý:

Những sai lầm khi ăn chuối nhất định phải tránh!

Ảnh minh họa

Không ăn chuối chưa chín kỹ

Khi ăn nên chọn chuối chín, không nên ăn chuối xanh có nhiều tinh bột kháng gây cảm giác đầy hơi, chướng bụng.

Không ăn quá 2 quả mỗi ngày

Chuối chứa hàm lượng kali khá cao nên việc ăn nhiều chuối sẽ không có lợi cho sức khỏe, gây khó khăn cho thận khi đào thải các chất ra khỏi cơ thể.

Không ăn chuối khi đói

Chuối chứa magie tương đối cao, ăn khi đói có thể khiến cho dạ dày tăng cường co bóp, gây tổn thương dạ dày.

Không ăn chuối vào buổi sáng

Trong chuối có chứa Serotonin – chất gây buồn ngủ tức thời. Ăn nhiều chuối vào buổi sáng dễ gây buồn ngủ, thiếu tỉnh táo, mất tập trung.

Không ăn chuối khi bị đau đầu

Axit amin trong chuối sẽ gây giãn tĩnh mạch, tăng cường lượng máu lưu thông đến não, gây chứng đau đầu hoặc khiến cho cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo GĐVN

Đọc thêm

Trút bỏ áp lực

Trút bỏ áp lực

Việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ tinh thần, từ gia đình, trường học đến cộng đồng là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của giới trẻ.
Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?