Những trường hợp nào đương nhiên được xóa án tích?

(Baohatinh.vn) - Anh Nguyễn Huy Hùng (xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hỏi: Trong phiếu lý lịch tư pháp có thông tin về án tích. Vậy, án tích là gì, trường hợp nào người bị kết án đương nhiên được xóa án tích?

Trả lời:

Án tích là một thuật ngữ không định nghĩa rõ trong quy định pháp luật. Theo như các quy định pháp luật có liên quan thì án tích là đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi và lưu lại trong lý lịch tư pháp trong thời gian luật định. Khi người phạm tội đã bị tòa tuyên án hình phạt thì hậu quả pháp lý mà họ phải chịu không chỉ là việc phải chấp hành hình phạt đó mà còn bị coi là có án tích - đặc điểm đó trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội cũng như khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi phạm tội. Án tích không phải là đặc điểm về nhân thân có tính vĩnh viễn. Sau một thời gian và kèm theo điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật, án tích sẽ được xóa, khi đó, người đã có án tích được xem như chưa bị kết án.

Điều 70 Bộ luật Hình sự quy định về các trường hợp đương nhiên được xóa án tích như sau:

1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này.

2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 1 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 2 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 5 năm;

c) 3 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 5 năm đến 15 năm;

d) 5 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều này. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều này.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Tòa tuyên phạt bà Hoàng Thị Thúy Lan 14 năm tù

Tòa tuyên phạt bà Hoàng Thị Thúy Lan 14 năm tù

Lúc 9h sáng 11/7, hội đồng xét xử bắt đầu công bố bản án, cáo buộc cựu bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan nhận hối lộ 25 tỉ và 1 triệu USD từ ông chủ Phúc Sơn. Nhiều cựu lãnh đạo khác của Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi nhận tiền từ vài tỉ đến gần 50 tỉ.
Những người “gác cửa” pháp luật từ cơ sở

Những người “gác cửa” pháp luật từ cơ sở

Dù ở bất kỳ địa bàn nào, đội ngũ công chức phụ trách lĩnh vực tư pháp xã, phường tại Hà Tĩnh đều nỗ lực trở thành "cánh tay nối dài" của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được thực hiện một cách tốt nhất.
Tăng gấp đôi hình phạt tiền với 24 tội danh

Tăng gấp đôi hình phạt tiền với 24 tội danh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nâng gấp 2 lần hình phạt tiền với 24 tội danh, tập trung vào nhóm tội về hàng giả, môi trường, an toàn thực phẩm, tham nhũng...