Niềm lạc quan Hồ Chí Minh - cảm hứng cho muôn thế hệ

(Baohatinh.vn) - Mỗi độ xuân về, khát vọng hạnh phúc, bình yên lại trào dâng. Lại nhớ câu thơ của Bác: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”. Cũng như khi đứng trước những thử thách, khó khăn phải vượt qua, mỗi chúng ta lại vang lên câu hát “… Hồ Chí Minh, Bác Hồ Chí Minh kính yêu/ Người là niềm tin tất thắng sáng ngời” (*).

Ngay từ những năm tháng đi tìm đường cứu nước với khát khao cháy bỏng độc lập cho dân tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Nguyễn Tất Thành đã mang theo tinh thần lạc quan, niềm tin vào bản thân mình, vào Nhân dân, dân tộc mình, vào thắng lợi của chân lý, lẽ phải, vào một tiền đồ tươi sáng.

Niềm lạc quan Hồ Chí Minh - cảm hứng cho muôn thế hệ

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12/1920. Ảnh tư liệu

Tinh thần lạc quan vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được Hồ Chí Minh kế thừa trong mọi hoàn cảnh. Từ tháng 7/1920, qua báo Nhân đạo (L’Humanité) Pháp, Người đọc được Luận cương của V.I. Lê-nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, “Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi”. Niềm tin được thắp sáng cho cuộc hành trình “ba mươi năm ấy chân không nghỉ”.

Cuối tháng 8/1942 đến tháng 10/1943, Người sang Trung Quốc, bị quân Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong lao tù, niềm tin, niềm lạc quan cách mạng đã giúp Người vượt qua khổ ải, tù đày, coi ngục tù chỉ là lưu trú tạm thời của “khách tự do”. Người vẫn luôn giữ phong cách ung dung, tự tại của một chiến sỹ cách mạng tin tưởng ngày trở về với đồng chí, đồng bào.

Ngày trở về ở hang Pắc Bó (Cao Bằng) trong đủ bề thiếu thốn nhưng Người vẫn luôn tràn đầy niềm lạc quan cách mạng. Cuộc sống hằng ngày dẫu “Sáng ra bờ suối tối vào hang/ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng/ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật là sang!” (Tức cảnh Pắc Bó - Hồ Chí Minh), Người vẫn luôn vững niềm tin vào con đường cách mạng.

Sau khi giành được độc lập cho nước nhà, trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dù gian khổ vô cùng, sống chết kề trong gang tấc nhưng niềm lạc quan cách mạng của Người đã có sức lan tỏa mãnh liệt, động viên cán bộ, chiến sỹ và toàn dân luôn tin tưởng tuyệt đối sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo sẽ giành toàn thắng.

Niềm lạc quan Hồ Chí Minh - cảm hứng cho muôn thế hệ

Hồ Chủ tịch lội suối đi công tác ở chiến khu Việt Bắc. Ảnh tư liệu

Trong tác phẩm “Giấc ngủ mười năm”, Người cũng đã dự đoán về “trận cuối cùng” kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Niềm tin vào sức mạnh của cả dân tộc, bằng phương pháp tư duy khoa học, Người đã dự báo một cách chính xác, tài tình về trận quyết chiến chiến lược giữa ta và địch, dù lúc đó cuộc kháng chiến còn đầy thử thách, cam go. Ở Hồ Chí Minh luôn thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi, tầm nhìn xa trông rộng đến lạ thường.

Trong 22 bài thơ chúc tết của Hồ Chí Minh (tính từ năm 1942 - 1969) luôn là lời chúc mừng, động viên, khích lệ đồng bào, chiến sỹ cả nước đoàn kết, phấn đấu lập công, bao giờ cũng tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.

80 năm trước, đón xuân Nhâm Ngọ (1942), lúc này nước nhà chưa giành được độc lập, nhưng trong lời chúc tết của Người đã phơi phới niềm tin “…Chúc đồng bào ta đoàn kết mau/ Chúc Việt Minh ta càng tấn tới/ Chúc toàn quốc ta trong năm này/ Cờ đỏ sao vàng bay phất phới…” (Chúc tết Nhâm Ngọ - 1942 - Hồ Chí Minh).

70 năm trước, trong bài thơ Chúc tết Nhâm Thìn (1952), Người viết: “Xuân này, Xuân năm Thìn/ Kháng chiến vừa 6 năm/ Trường kỳ và gian khổ/ Chắc thắng trăm phần trăm/ Chiến sỹ thi giết giặc/ Đồng bào thi tăng gia/ Năm mới thi đua mới/ Thắng lợi ắt về ta/ Mấy câu thành thật nôm na/ Vừa là kêu gọi vừa là mừng xuân” (Chúc tết Nhâm Thìn -1952 - Hồ Chí Minh). 10 câu thơ chúc tết ngắn gọn, dung dị mà ấm lòng người, khích lệ, động viên cả dân tộc. “Chắc thắng trăm phần trăm” - một quyết tâm, một lời hứa, một niềm tin được khẳng định một cách mạnh mẽ vào thắng lợi ngày mai.

60 năm trước, trong niềm vui miền Bắc bước vào năm thứ hai thi đua thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Nam anh dũng lập công trên tuyến đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người viết: “Năm Dần, mừng xuân cả thế giới/ Cả năm châu phất phới cờ hồng/ Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi/ Bốn mùa hoa Duyên Hải, Đại Phong/ Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới/ Sức triệu người hơn sóng biển Đông/ Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi/ Hòa bình thống nhất quyết thành công” (Chúc tết Nhâm Dần - 1962 - Hồ Chí Minh). Từ tư tưởng lớn, từ mạch nguồn các phong trào thi đua yêu nước, trong niềm lạc quan nhìn về tương lai, những lời chúc tết đã hiệu triệu đồng bào và chiến sỹ cả nước một lòng giành thắng lợi.

Niềm lạc quan Hồ Chí Minh - cảm hứng cho muôn thế hệ

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự liên hoan tại Câu Lạc bộ thiếu nhi đêm giao thừa Nhâm Dần tháng 2/1962. (Ảnh tư liệu từ nguồn: Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Trước khi “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác...”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta tinh thần lạc quan sáng ngời trong mở đầu bản “Di chúc” khi Người nói về sự tất thắng của Nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người tin rằng: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”.

Tiếp đến trong phần nói về “Cuộc kháng chiến chống Mỹ”, Người đã khẳng định sự thắng lợi (nhấn mạnh bằng 4 chữ “nhất định”): “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, Nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Và, Người cũng tin rằng: “Còn non, còn nước, còn người/ Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969). Dự báo, niềm tin của Người đã trở thành hiện thực, khát vọng nước nhà được độc lập, thống nhất được toại nguyện.

Trong kháng chiến, niềm lạc quan cách mạng giúp cho đồng bào, chiến sỹ vượt lên gian khổ, hy sinh để giành thắng lợi. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, niềm tin, niềm lạc quan giúp cho mỗi người vững tin, thêm chỗ dựa vững chắc trên con đường đi tới. Tinh thần lạc quan cách mạng đã trở thành tài sản vô giá trong hành trang của mỗi người bước vào tương lai.

Tháng ngày này, đất nước, quê hương còn nhiều khó khăn, thử thách, đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân ở nhiều miền quê. Nhưng với niềm tin vào sự phát triển, vào công cuộc đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường cách mạng vẻ vang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhân dân ta đã vạch ra, chúng ta sẽ vượt qua. Học Bác, xây dựng, nuôi dưỡng niềm lạc quan cách mạng phải từ tư tưởng, tình cảm của mỗi người; phải có căn cứ, có cơ sở vững chắc, từ đó khơi dậy sức mạnh, niềm tự hào, phát động các phong trào thi đua yêu nước để lập công.

Niềm lạc quan Hồ Chí Minh - cảm hứng cho muôn thế hệ

Bác Hồ gặp mặt và nói chuyện với cán bộ, đồng bào Hà Tĩnh ngày 15/6/1957. Ảnh: Tư liệu

Xuân Nhâm Dần 2022 này, nhớ câu nổi tiếng của Người nói về Hà Tĩnh vào ngày 6/7/1966: “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”. Đó là sự chia sẻ, động viên, nhắc nhở, giao nhiệm vụ, nhưng trước hết là niềm tin của Người gửi gắm vào Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh. Bác tin ở truyền thống yêu nước và cách mạng. Bác tin ở những con người luôn đi đầu trong các phong trào thi đua; xông pha, can trường, hiếu học và học giỏi, giàu đức hy sinh và quyết tâm phấn đấu vươn lên không ngừng. Bác tin Hà Tĩnh sẽ vươn lên đổi thay vượt bậc trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc và đặc biệt là trong thời bình. Và hôm nay, sau 190 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh, niềm tin ấy được thực hiện, Hà Tĩnh đã có những đổi thay vượt bậc để thực hiện lời căn dặn của Người.

(*) Ca khúc “Người là niềm tin tất thắng” của nhạc sỹ Chu Minh

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...
Tiếp tục nghiên cứu, phát huy trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Tiếp tục nghiên cứu, phát huy trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên) được tổ chức vào ngày 14/12/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá "chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", “gốc vững, thân chắc, cảnh uyển chuyển” (“Thân gầy guộc, lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!”), thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.