Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời, nay xanh tươi, trù phú

(Baohatinh.vn) - Thôn Hưng Tiến, xã Cẩm Hưng là nơi có miếu Cồn Thờ - địa chỉ thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Nơi đây, cán bộ, đảng viên toàn huyện thường xuyên đến thắp hương, báo công và bồi dưỡng lý tưởng cách mạng. Thôn Hưng Tiến đang ngày càng trở nên trù phú.

Còn mãi dấu ấn năm 1930

Tháng 3/1930, Chi bộ Đảng ở Khả Luật (làng Khả Luật, tổng Thổ Ngọa, nay thuộc thôn Hưng Tiến) là Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên được thành lập tại miếu Cồn Thờ. Sau một thời gian hoạt động đến ngày 17/7/1930, cũng tại di tích lịch sử này, Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên lần thứ nhất đã được tổ chức. Tại đại hội, đồng chí Nguyễn Đình Liễn - một người con ưu tú của quê hương Cẩm Hưng được bầu làm bí thư.

Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời, nay xanh tươi, trù phú

Miếu Cồn Thờ trở thành địa chỉ đỏ để cán bộ đảng viên đến thắp hương báo công, nâng cao ý thức trách nhiệm trong giai đoạn cách mạng mới

Sau ngày thành lập, mặc dù chi bộ còn non trẻ, số lượng đảng viên còn ít, bị mật thám Pháp theo dõi sát sao, lùng sục truy bắt, nhưng dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Đình Liễn và sự khôn khéo, sáng tạo của những người cộng sản, cao trào cách mạng đã phát triển và bùng nổ mạnh mẽ.

Ông Phan Nhân – nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên kể lại: “Sở dĩ lúc bấy giờ chọn miếu Cồn Thờ làm nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, tổ chức đại hội Đảng lần thứ nhất vì nhân dân ở đây có truyền thống yêu nước, có chí khí cách mạng; vị trí của miếu Cồn Thờ lại khá gần QL 1A, gần sông Cái. Bao bọc quanh miếu là rừng núi thấp, nên thuận lợi cho việc bí mật tổ chức hội họp, khi bị lộ cũng dễ dàng rút lui theo đường rừng núi để ẩn nấp”.

Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời, nay xanh tươi, trù phú

Kinh phí tu sửa và nâng cấp miếu do cán bộ đảng viên toàn huyện đóng góp

Với những lợi thế đó nên việc hội họp được tổ chức thuận lợi, các chi bộ Đảng nhanh chóng được phát triển, số lượng đảng viên cũng không ngừng tăng lên và các chi bộ Đảng đã tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân. Và, Cẩm Xuyên trở thành một trong những huyện sớm giành chính quyền về tay nhân dân.

“Năm 2011, Huyện ủy Cẩm Xuyên phát động trong toàn thể cán bộ, đảng viên quyên góp để tu sửa và nâng cấp miếu Cồn Thờ. Hàng năm, bồi dưỡng đảng viên trẻ, huyện đều tổ chức lễ kết nạp hoặc tổ chức cho các đảng viên trẻ tham quan, dâng hương di tích để biết rõ hơn về truyền thống lịch sử Đảng bộ huyện nhà, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên. Sau nâng cấp miếu Cồn Thờ, huyện cũng đã kêu gọi, vận động nguồn lực xây dựng nhà thờ Nguyễn Đình Liễn – Bí thư Huyện ủy đầu tiên của huyện

Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên Đặng Quốc Cương

Trù phú vùng quê cách mạng

Tinh thần truyền thống cách mạng năm xưa tiếp tục được phát huy trong thời đại mới. Thôn Hưng Tiến được thành lập từ năm 2017 trên cơ sở sáp nhập thôn 2 và 3. 5 năm liền, chi bộ thôn 2, thôn 3 trước đây và nay là thôn Hưng Tiến luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Với 37 đảng viên, Chi bộ Hưng Tiến là tập thể mạnh, được gắn kết từ những cá nhân đảng viên tiêu biểu.

Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời, nay xanh tươi, trù phú

Thu nhập từ vườn cây cho ông Hùng, bà Cẩm hơn 200 triệu đồng/năm

Ông Phạm Ngọc Hùng (73 tuổi) và vợ là bà Đặng Thị Cẩm đều đã có gần 50 năm tuổi Đảng nhưng là những người giỏi làm vườn. Ông Hùng phấn khởi: "Vườn này trước đây mua móc um tùm nhưng giờ hai ông bà cứ vào ra là có sản phẩm để bán, nhiều khi hái không kịp mà bán".

Bà Cẩm nói: "Trước đây, làng này là núi đồi, cây cối um tùm. Hồi đó, nhà bà ở gần Cầu Họ, đạn bom cày xới đánh phá huyết mạch giao thông ác liệt nên phải di dời lên đây. Chiến tranh kết thúc, mọi người từng bước khắc phục hậu quả. Đến hôm nay, nhất là với cuộc cách mạng NTM thì làng quê đã thay đổi hoàn toàn”.

Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời, nay xanh tươi, trù phú

Đường từ 2,5-3 m đều được nhân dân mở rộng lên từ 5-7m

Làng Khả Luật xưa thâm u, hoang hóa, đi lại khó khăn, nay đã trở thành một vùng quê trù phú. Bí thư Chi bộ thôn Hưng Tiến Nguyễn Văn Lợi tự hào: "Khi có chủ trương về xây dựng NTM, người dân rất tích cực hưởng ứng, có nhiều thời điểm trở thành cao trào, nhất là về làm đường. Địa hình khó khăn nhưng người dân đã đồng sức đồng lòng tập trung mở tất cả các tuyến đường trong thôn từ 3m lên đến 5,5m. Tất cả đều đã được nhựa và bê tông hóa. Về giao thông nội đồng cũng đã làm mương bằng bê tông 80%". Bà con cũng đã không ngừng phát huy lợi thế vườn đồi để tạo giá trị thu nhập cao. Nhiều hộ trồng keo lấy gỗ, trồng chanh, vải và các loại hoa màu khác cho thu nhập rất khá.

Thôn hiện đã có 2 vườn mẫu đạt chuẩn và đang tiếp tục xây dựng thêm 3 vườn. Đến thời điểm này, thôn đã đạt 70% các tiêu chí về khu dân cư kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2019 sẽ về đích các tiêu chí.

Chủ đề CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.