Núi Hồng - Sông La

Giá trị nổi bật của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu
Giá trị nổi bật của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu

Hiện tại, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phải đối mặt với thách thức chưa từng có, làm chậm tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, văn hóa càng được UNESCO khẳng định giữ vai trò vừa là tác nhân, vừa là động lực của phát triển bền vững.

Thời gian qua, thông qua các công ước về văn hóa, UNESCO đã công nhận hơn 3.500 danh hiệu, Việt Nam có 57 (8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; 15 di sản phi vật thể; 9 di sản tư liệu cấp khu vực và thế giới; 11 khu dự trữ sinh quyển; 3 công viên địa chất toàn cầu; 3 thành phố học tập toàn cầu; 1 thành phố sáng tạo; 1 thành phố hòa bình; 6 danh nhân quốc tế). Hà Tĩnh vinh dự có 4 danh hiệu (3 của Trường Lưu, Đại thi hào Nguyễn Du) và 2 danh hiệu liên quan là ca trù, ví giặm. Để được công nhận, mỗi danh hiệu cần đáp ứng các tiêu chí và có giá trị nổi bật.

Giá trị nổi bật của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu

Đại diện Ủy ban Ký ức thế giới UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương trao giấy chứng nhận cho đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh (tháng 11/2022) về việc ghi danh “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu" là di sản tư liệu ký ức thế giới.

Giá trị nổi bật của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu

Bộ sưu tập Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) là danh hiệu UNESCO thứ 4 của Hà Tĩnh với nội dung và giá trị nổi bật (sau đây gọi là bộ sưu tập). Bộ sưu tập gồm có 26 sắc lệnh của Hoàng đế triều đình nhà Lê và nhà Nguyễn tôn vinh, tặng, phong chức tước cho một số người Trường Lưu; 19 văn bản giữa các cơ quan nhà Nguyễn với người Trường Lưu; 3 bức trướng của 3 dòng họ Nguyễn Huy, Trần Văn và Hoàng Văn, viết bằng chữ Hán và Nôm trên giấy dó đặc biệt và lụa, khắc trên bảng gỗ, trong quãng thời gian từ năm 1689-1943 (254 năm).

Đây là khối tài liệu quý hiếm, độc đáo về việc tôn vinh, phong tặng, giao dịch của triều đình và cộng đồng với người làng Trường Lưu do công lao của họ trong quá trình hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục và là dạng tư liệu phổ biến ở các nước Đông Bắc Á thời quân chủ.

Các tư liệu này cung cấp bằng chứng xác thực trong việc tìm hiểu các lĩnh vực: lịch sử, giáo dục, chính trị, văn hóa, danh nhân, đặc biệt là bình đẳng giới và sự vinh danh phụ nữ, đề cao truyền thống học hành và tôn trọng người cao tuổi. Bản thân mỗi tư liệu là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Bộ sưu tập đáp ứng hoàn toàn đầy đủ các tiêu chí của Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như: quý hiếm, độc đáo, có ý nghĩa lịch sử, bình đẳng giới…

Giá trị nổi bật của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu

Một tài liệu văn bản hành chính do chính quyền gửi cho người dân xã Trường Lưu trong bộ sưu tập.

Bộ sưu tập là tư liệu quý hiếm về văn hóa và giáo dục của một làng quê ở miền Trung Việt Nam, trải qua nhiều biến cố vẫn được lưu giữ. Đây là các tư liệu gốc giúp nghiên cứu quan hệ xã hội, lịch sử phát triển của làng thời xưa, đặc biệt trong giai đoạn lịch sử đầy biến động từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX. Ngoài giá trị về nội dung thông tin, bản thân tư liệu đã trải qua thời gian gần 300 năm với bao biến cố của thời gian, chiến tranh, thiên tai…, trở thành những cổ vật quý giá.

Bộ sưu tập là độc bản được khắc, viết bằng tay, không có bản đúp nên nếu chẳng may bị mất hoặc hư hỏng thì sẽ rất khó khôi phục.

Giá trị nổi bật của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu

Sắc phong, văn bằng, trướng là loại hình văn bản hành chính và giao lưu thời chế độ quân chủ, loại hình tư liệu này xuất hiện sớm và phổ biến tại các nước đồng văn như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Hoàng đế và các cơ quan hành chính thường ban hành sắc lệnh phong chức tước, tôn vinh cho những người lập được công trạng hoặc đỗ đạt trong các kỳ thi, giao nhiệm vụ cho cấp dưới… Người dân cũng có thể làm các đơn từ đến các cấp của chính quyền. Cộng đồng cũng có nhiều hình thức hoạt động giao lưu văn hóa như mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng được thăng chức. Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm để bổ sung cho hệ thống tư liệu chính sử quốc gia. Di sản đề cử là tư liệu bổ sung cho lịch sử Việt Nam, một phần của lịch sử thế giới về các nội dung: lịch sử hoạt động xã hội, văn hóa giáo dục của các danh nhân làng Trường Lưu và những đóng góp của họ cho quê hương, đất nước; lịch sử về quan chức chế độ thời quân chủ và việc bố trí, sắp xếp quan lại thời quân chủ ở Việt Nam; quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với người thực hiện nhiệm vụ được giao.

Giá trị nổi bật của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu

Một sắc phong vua Lê ban cho dòng họ Nguyễn Huy, ghi niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 44.

Bộ sưu tập có ý nghĩa khi nghiên cứu về thể thức công văn hành chính thời trung đại; nghiên cứu về chính sách khen thưởng của triều đình phong kiến qua việc ấm phong (phong tặng) và ban biển ngạch; về việc vinh danh người có công với văn hóa và giáo dục; về các phong tục truyền thống đáng chú ý như: hiếu học, xây dựng gia đình văn hóa, vinh danh việc học, bình đẳng giới, tôn vinh người cao tuổi… Bộ sưu tập cho biết sự thay đổi của các đơn vị hành chính; tôn giáo, nghi lễ thờ thần, thánh.

Giá trị nổi bật của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu

Trong bộ sưu tập có 6/48 tư liệu liên quan đến bình đẳng giới: sắc phong Thần cho Đức bà Nguyễn Thị Hộ; sắc phong chính phu nhân cho bà Phan Thị Trừu và bà Nguyễn Thị Khoát; sắc phong cho bà Phan Thị Tráng và bà Trần Thị Ba. Các tư liệu là những minh chứng cho đóng góp của phụ nữ làng Trường Lưu trong việc bảo vệ truyền thống gia đình, chăm sóc con cái từ thời xưa được cộng đồng tôn trọng và phát huy.

5 sắc phong và 1 trướng liên quan đến vai trò của phụ nữ đã được Cơ quan Thông tin và Truyền thông củaUNESCO tại Bangkok tuyển chọn đưa vào giới thiệu ở Triển lãm “Women in History - Telling HERstory through memory of the world” (tạm dịch: Vai trò của phụ nữ trong lịch sử thế giới) từ ngày 8/3/2021.

Di sản đề cử vượt ra ngoài ranh giới của một quốc gia, đặc trưng cho các hoạt động tôn vinh người có đóng góp cho sự phát triển của quốc gia, vinh danh người có học và phụ nữ của nhà nước thời quân chủ của các nước Đông Bắc Á, là di sản tư liệu quan trọng đối với ký ức thế giới.

Giá trị nổi bật của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu

Làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc) sở hữu hệ thống di tích đặc sắc, trong đó: Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu được UNESCO công nhận là di sản thế giới (ảnh 1). Giáo sư Nguyễn Huy Mỹ cùng các đại biểu tham quan khu vực trưng bày tranh ảnh các di tích tiêu biểu của xã Kim Song Trường (ảnh 2). Sự kiện trưng bày hệ thống di sản văn hóa diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Trường Lưu thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia (ảnh 3 và 4).

Việc Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (MOWCAP) vinh danh di sản tư liệu Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) là nguồn động viên để các cá nhân, gia đình, làng quê, dòng họ… đề cử thêm các di sản, làm giàu cho danh mục của MOWCAP.

Hà Tĩnh vừa công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với 4 danh hiệu UNESCO hiện tại, kết hợp với Nghệ An và Quảng Bình, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng tuyến du lịch theo danh hiệu UNESCO: Kim Liên (Bác Hồ), Tiên Điền (Nguyễn Du), Trường Lưu (3 di sản tư liệu) và Phong Nha Kẻ Bàng - phục vụ việc phát triển bền vững ở vùng này là qua 6 danh hiệu đã được vinh danh. Tuyến du lịch có thể nối thêm các khu, điểm di tích Danh nhân Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và có khả năng thêm nữa là Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, danh nhân Nguyễn Huy Tự và La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

ảnh: thiên vỹ - hoàng nguyên và tư liệu

thiết kế & trình bày: huy tùng - khôi nguyễn

Chủ đề Di sản văn hóa làng Trường Lưu

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.