Emagazine

Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt
Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt

Trong khu vườn nhỏ xinh xắn, ngập tràn sắc hoa, Tô Hữu Sỹ - người đàn ông với thân hình mảnh khảnh, gương mặt sáng, thông minh đang tưới hoa, cắt tỉa, nhổ cỏ cho cây. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như Sỹ không làm những công việc đó một cách cần mẫn, thành thạo với đôi bàn tay giả.

Tô Hữu Sỹ sinh năm 1989, quê ở xã Lâm Hợp - huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Cũng như phần lớn gia đình ở vùng thượng Kỳ Anh, nhà Sỹ nghèo và đông anh em. Ước mơ và quyết tâm vào đại học để thay đổi cuộc đời là động lực giúp Sỹ trở thành sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp đại học, Sỹ tiếp tục học lên cao học. Những năm tháng theo đuổi con đường học vấn, anh làm nhiều công việc để tự trang trải chi phí học tập của mình. Năm 2015, anh hoàn thành xuất sắc khóa học, lấy bằng thạc sỹ chuyên ngành cây trồng. Sỹ trở thành niềm hy vọng của gia đình, niềm tự hào của bà con lối xóm ở làng quê nghèo khó.

Với mong muốn cống hiến công sức, trí tuệ cho quê hương, anh đầu quân cho một dự án về nông nghiệp ở Hà Tĩnh. Cũng thời gian này, anh gặp gỡ và nên duyên cùng người em đồng môn là chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1992) - một kỹ sư nông nghiệp như anh.

Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt

Chàng thạc sĩ nông nghiệp lên đường sang Nhật Bản (năm 2020) với nhiều ước mơ và hoài bão. Ảnh: NVCC.

Bước ngoặt cuộc đời đến với đôi vợ chồng trẻ khi tháng 10/2020, thông qua chương trình hợp tác giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và đối tác tại Nhật Bản, Sỹ đã được giới thiệu sang làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo tại đất nước mặt trời mọc. Anh Sỹ chia sẻ: “Hành trang tôi mang theo ngày lên đường là niềm tin, hy vọng về một tương lai tươi sáng và mong muốn được tiếp cận nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của nước bạn để về ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp an toàn ở quê hương mình”.

Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt

Môi trường làm việc hiện đại, công việc tại nhà máy sản xuất, chế biến rau an toàn phù hợp với chuyên môn và sở trường đã cho phép anh thỏa mãn đam mê với việc nghiên cứu, gieo trồng những mầm xanh. Cứ ngỡ rằng, mọi thứ đều thuận lợi, hứa hẹn một tương lai tươi sáng nhưng một tai họa bất ngờ ập đến khiến cuộc đời anh rẽ sang hướng khác.

“Buổi sáng hôm đó là một ngày cuối tháng 1/2022, tôi đến nơi làm việc như bao ngày. Khi đang vận hành máy sấy rau củ, do sơ ý, cánh tay phải của tôi đã bị cuốn vào guồng máy. Quá đau đớn và mất bình tĩnh, theo phản xạ tự nhiên, tôi dùng tay trái để kéo tay phải ra thì cũng bị cuốn vào luôn. Tôi ngất lịm đi và khi tỉnh lại ở bệnh viện, đôi tay đã không còn trên cơ thể của mình nữa. Nhìn hai cánh tay đã bị cắt cụt gần hết, tôi không tin vào sự thật oan nghiệt đó. Tôi gào khóc trong vô vọng vì biết rằng, từ đây, cuộc đời mình sẽ chẳng còn gì nữa” – anh Sỹ chưa hết bàng hoàng, đau đớn khi nhớ lại giây phút mình gặp nạn.

Video: Anh Tô Hữu Sỹ chia sẻ về hành trình vượt qua biến cố cuộc đời

Nhận được tin chồng bị tai nạn thông qua một người bạn, chị Hồng Nhung như sét đánh ngang tai. "Mấy ngày liền không thấy anh gọi về hay bắt máy nói chuyện, cười đùa cùng con như thường lệ, tôi đã dự cảm có điều chẳng lành. Nhưng khi nghe tin dữ, tôi vẫn chẳng dám tin đó là sự thật. Thời điểm đó, tôi vừa sinh bé thứ hai được 7 tháng. Một mình với hai đứa con nhỏ, chồng gặp nạn nơi xứ người, tôi gần như rơi vào khủng hoảng", chị Hồng Nhung nhớ lại.

Hơn 2 tháng trải qua 3 cuộc đại phẫu cùng sự chăm sóc tận tình của các y bác sỹ nơi nước bạn, Sỹ mới giữ được mạng sống nhưng đôi tay thì đã mãi mãi rời bỏ anh. Khi đã quen dần với nỗi đau thể xác, anh Sỹ bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý tưởng chừng không vượt qua được.

Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt

Gặp biến cố lớn khi tuổi đời còn trẻ, tương lai đang phơi phới nhiều ước mơ, dự định, tưởng như Sỹ không thể chấp nhận nổi sự thật nghiệt ngã. Thời gian anh bị tai nạn cũng là thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngoài các y, bác sỹ trong khu chăm sóc đặc biệt thì không một người thân, bạn bè, đồng nghiệp nào được vào thăm. Một mình chống chọi với những cơn đau về thể xác, những đêm dài cô đơn, buồn tủi càng khiến tinh thần anh thêm suy sụp.

Anh kể, rất nhiều đêm anh nằm khóc một mình, than trách số phận, thậm chí có lúc đã nghĩ đến cái chết để tự giải thoát khỏi những ám ảnh tâm lý. Nhưng rồi, những cuộc gọi video của gia đình, bạn bè từ Việt Nam, những món quà được đồng nghiệp gửi vào bệnh viện hằng ngày và sự động viên, chăm sóc của y bác sỹ đã khiến anh phải xốc lại tinh thần.

Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt

Anh Tô Hữu Sỹ trong đợt điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng ở tỉnh Hyogo (Nhật Bản). Ảnh: NVCC

“Khi tôi lên đường sang Nhật Bản, con trai lớn chỉ mới 3 tuổi, vợ đang mang bầu đứa thứ hai nên bố con còn chưa được gặp nhau. Tôi không thể chỉ nghĩ cho bản thân mình mà không nghĩ đến gia đình, vợ con, và tôi đã tự động viên mình rằng, còn được sống, còn được nhìn thấy ánh mặt trời đã là may mắn hơn so với nhiều người nên dù gặp biến cố vẫn phải đứng lên, vững vàng để sống tiếp”, Sỹ chia sẻ.

Một năm 2 tháng điều trị vết thương, tập vận động và hồi phục tâm lý ở các bệnh viện lớn nhỏ là quãng thời gian mà anh Sỹ phải tự mình chiến đấu, nỗ lực làm quen dần với mọi sinh hoạt của một người “không tay”.

Một hành trình dài với rất nhiều mồ hôi và nước mắt. Từ đau khổ, tuyệt vọng khi không thể làm được bất kể việc gì, đến vỡ òa hạnh phúc khi tự mình cầm nắm đồ vật, tự ăn uống và sinh hoạt cá nhân... Khi đã dần cân bằng lại cuộc sống, anh đã lập kế hoạch cho tương lai của mình.

Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt

Tháng 3/2023, anh được xuất viện và trở về Việt Nam. Với đôi bàn tay giả nhưng anh cố gắng làm mọi việc như chăm sóc bản thân, giúp vợ việc nhà, chăm con, sử dụng điện thoại, máy tính một cách thành thạo. Dù sinh hoạt bất tiện hơn người bình thường nhưng trên khuôn mặt của anh luôn nở nụ cười thân thiện, dễ mến.

Ông Tô Hữu Đằng - bố đẻ anh Sỹ chia sẻ: “Gia đình tôi đã rất lo lắng không biết sẽ phải làm thế nào để giúp Sỹ hòa nhập, cân bằng cuộc sống mới sau biến cố, nhưng chính sự lạc quan, nghị lực sống của con đã trở thành động lực, niềm tin cho chúng tôi”.

Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt

Anh Sỹ cùng vợ trong “khu vườn hạnh phúc” của mình.

Không phí hoài thời gian, anh cùng vợ bắt đầu triển khai dự định trồng và kinh doanh cây xanh. Và một khu vườn nhỏ tràn ngập màu xanh cây lá, ngát hương hoa đã ra đời tại phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh). Vườn cây nhỏ xinh được đặt tên “Happy Garden” - khu vườn hạnh phúc.

Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt

Anh Sỹ chia sẻ: “Happy Garden là “đứa con” tinh thần mà tôi đã ấp ủ trong những ngày còn nằm viện điều trị. Tôi gửi gắm vào đó đam mê với cây cảnh, niềm tin và hy vọng vào một cuộc sống mới. Mỗi sớm mai thức dậy, được gieo trồng và chăm sóc những mầm xanh, tôi tìm được bình yên trong cuộc sống.

Hành trình khởi nghiệp của chúng tôi chỉ mới bắt đầu nhưng với phương châm “gieo mầm xanh - gặt hạnh phúc”, tôi mong muốn khu vườn của mình không chỉ là nơi khách đến mua cây mà sẽ trở thành nơi gặp gỡ của những con người đồng cảm, lan tỏa lối sống lạc quan, tích cực đến những người xung quanh”.

Chia sẻ cảm nhận khi tham quan “khu vườn hạnh phúc”, anh Nguyễn Đức Thiện Hoàn (phường Thạch Quý - TP Hà Tĩnh) cho biết: "Tôi thực sự khâm phục ý chí, nghị lực của Sỹ. Câu chuyện của anh đã truyền cho tôi một năng lượng sống tích cực. Tôi nghĩ rằng, bản thân tôi và các bạn trẻ phải lấy đó làm tấm gương để nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống, đóng góp sức trẻ cho cộng đồng".

Anh Nguyễn Đức Thiện Hoàn bày tỏ cảm xúc khi tới thăm anh Sỹ và khu vườn Happy Garden.

Giờ đây, bên cạnh việc cùng vợ và bố đẻ chăm sóc cây cảnh tại khu vườn nhỏ, anh cũng dành thời gian nghiên cứu thêm tài liệu, kiến thức chuyên sâu về cây trồng từ mạng internet để đảm nhận thêm dịch vụ thiết kế cảnh quan sân vườn, tư vấn, bảo dưỡng cây cảnh...

Gieo mầm lạc quan bằng đôi tay đặc biệt

Gia đình là động lực lớn nhất giúp anh vượt lên số phận. Ảnh: Mr Quoc Baby House

Biến cố cuộc đời đã không làm chàng trai trẻ gục ngã mà càng khiến anh mạnh mẽ hơn. Sỹ Tô - trang facebook cá nhân của anh hiện có hàng nghìn người theo dõi và nỗ lực phi thường của chàng trai đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng, gieo thêm niềm tin yêu cuộc sống cho mọi người.

...

Ảnh, video: đình nhất - kiều minh & nvcc

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.