(Baohatinh.vn) - Nước lũ dâng nhanh khiến 2 thôn ven sông La của xã Đức Quang (Hà Tĩnh) bị chia cắt; nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng, có nguy cơ mất trắng.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, đặc biệt trên lưu vực sông Cả, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành công điện yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó với nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Trong ảnh: Nước sông La bắt đầu dâng cao, nhiều thôn ven sông của xã Đức Quang có nguy cơ ngập sâu. Chiều 24/7, nước lũ trên sông La dâng nhanh đã gây chia cắt 2 thôn ven sông là Tiền Phong và Trung Thành thuộc xã Đức Quang. Nhiều tuyến đường liên thôn đã bị ngập sâu khiến việc đi lại của người dân bị gián đoạn. “Từ đầu giờ chiều nay, nước bắt đầu lên nhanh, chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ là ngập cả đoạn đường trước nhà. Thấy nước dâng, gia đình tôi lập tức kê cao tủ, giường, chuyển bao lúa lên gác xép", ông Nguyễn Văn Hùng - người dân thôn Tiền Phong cho biết.
Tại thôn Tiền Phong, người dân đang tất bật kê cao đồ đạc, di chuyển tài sản lên vị trí an toàn. Nước lũ dâng cao khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Muốn di chuyển, người dân phải dùng đến thuyền nhỏ, ghe gỗ. Theo ghi nhận tại hiện trường, có nơi nước ngập sâu hơn 1 mét, các phương tiện cơ giới không thể lưu thông. Không chỉ bị cô lập tạm thời, đợt lũ bất ngờ đã gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp của người dân. Theo thống kê ban đầu, có hơn 26 ha rau màu gồm đậu, vừng, ngô.. và 11 ha lúa tại các thôn Tiền Phong, Quang Lộc 1, Quang Lộc 2, Thượng Tứ, Đông Đoài... (xã Đức Quang) bị ngập nước.
Các loại cây trồng như đậu, ngô, rau xanh... chuẩn bị thu hoạch nay đứng trước nguy cơ mất trắng. Mặc dù đã chủ động thu hoạch ngay khi thấy nước lên, song tốc độ nước lên quá nhanh khiến bà con trở tay không kịp. Nhiều người dân cố gắng thu hoạch số hoa màu chưa bị nước lũ nhấn chìm. Trước tình hình trên, chính quyền xã Đức Quang đã huy động lực lượng xuống kiểm tra thực địa, hỗ trợ các hộ dân khu vực ngập lụt; đồng thời tuyên truyền, nhắc nhở người dân không chủ quan, theo dõi sát diễn biến mưa lũ. Tại các khu vực bị chia cắt, lực lượng thôn xóm túc trực, cắm biển cảnh báo và sẵn sàng sơ tán người dân khi cần thiết. Trong ảnh: Đoàn kiểm tra của xã Đức Quang khảo sát tình hình, nhắc nhở người dân kê cao đồ, cảnh giác với nước lũ về đêm.
Chúng tôi đang theo dõi sát tình hình và yêu cầu các thôn tăng cường trực ban, kiểm tra thường xuyên tại các điểm ngập. Người dân được khuyến cáo tuyệt đối không đi lại qua vùng ngập sâu, chủ động kê cao tài sản và bảo vệ an toàn gia súc, hoa màu trong điều kiện cho phép. Hiện nước lũ vẫn chưa có dấu hiệu rút, chính quyền địa phương và người dân xã Đức Quang tiếp tục ứng phó, hạn chế tối đa thiệt hại
Theo giới chuyên gia, thông tin "lũ 5.000 năm mới có một lần" phải hiểu đúng là trận lũ có độ lớn (quy mô) ứng với trận lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm, không phải 5.000 năm mới xảy ra 1 lần.
Ảnh hưởng bão Wipha, thượng nguồn sông Cả mưa lớn khiến hàng nghìn nhà dân ở các xã biên giới Mường Xén, Tương Dương, Con Cuông... ngập từ 1,8m đến hơn 2m.
Hoàn lưu bão Wipha gây mưa lớn khiến hàng chục nhà dân ở các xã miền Tây Nghệ An bị nước tràn vào, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã bị chia cắt do lũ dâng cao.
Tính đến 17 giờ ngày 22/7, ảnh hưởng bởi bão số 3 trên đất liền (khu vực từ Hải Phòng đến Nghệ An) đã khiến 79 ngôi nhà ở bị tốc mái; 107.217 ha lúa bị ngập; một số công trình đê điều bị hư hỏng.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ bão số 3 nên trong đêm nay và sáng mai (23/7), khu vực Hà Tĩnh có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to và dông.
Lúc 11 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Hưng Yên - Ninh Bình; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 10.
Vắc-xin HPV hiện nay có nhiều loại, hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi nhiều chủng virus khác nhau. Việc tiêm phòng càng sớm càng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, từ chiều nay (21/7) đến ngày 23/7, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây Nam cơn bão số 3 nên khu vực Hà Tĩnh có mưa to, có nơi mưa rất to.
Trong mỗi chuyến du lịch, trải nghiệm trên tàu biển, các du khách cần chú ý chỗ cất áo phao, các thiết bị cứu hộ bởi một trong những tai nạn tàu thuyền thường gặp nhất là đuối nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương (trong đó có Hà Tĩnh) khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.
Sau khi phát hiện một thuyền viên mất tích tại khu vực biển xã Cổ Đạm (tỉnh Hà Tinh), các lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm.
Từ chiều ngày 21/7 đến ngày 23/7, khu vực Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây và Tây Nam cơn bão số 3 nên có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng.
Nhằm giúp chính quyền địa phương và bà con nhân dân chủ động ứng phó với bão, Báo Hà Tĩnh giới thiệu một số kỹ năng phòng tránh trước khi bão xảy ra, theo khuyến cáo của BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai.
Ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho hay, trận mưa dông kèm lốc, sét xảy ra nhiều nơi ở Hà Tĩnh tối 19/7 chưa phải do ảnh hưởng bão số 3 vì bão đang ở rất xa.