Nước Mỹ một năm trước thềm bầu cử 2020

Ai sẽ là đối thủ của Tổng thống Trump? Liệu kết quả kinh tế khả quan có khiến ông Trump nhận được thêm nhiều ủng hộ? Dấu hiệu suy thoái có trở thành hiện thực không?

Nước Mỹ một năm trước thềm bầu cử 2020

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết diễn biến nhiều khả năng xảy ra là Mỹ sẽ bước vào bầu cử 2020 với sự chia rẽ sâu sắc. Chủ tịch Quỹ Lyndon Baines Johnson – ông Mark Updegrove - nhận định: “Cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều tin tưởng vào quan điểm riêng”.

Chia rẽ chính trị tại Mỹ hiện nay phản ánh chia rẽ về xã hội và kinh tế tại nông thôn và thành thị. Sự chia rẽ này tồn tại trước cả khi ông Trump trở thành tổng thống.

Cử tri Mỹ đang rất quan tâm đến chiến dịch vận động tranh cử, ngay cả khi quá trình này mới ở giai đoạn đầu.

Để đảm bảo chiến thắng, chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Trump cần vực dậy sự nhiệt tình từ nhóm cử tri ủng hộ then chốt. Đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng Tổng thống Trump đã thực hiện cam kết với các cử tri năm 2016 khi áp đặt chính sách nhập cư cứng rắn.

Bức tranh toàn cảnh về kinh tế cũng được cử tri cân nhắc khi đánh giá Tổng thống Trump một năm trước thềm cuộc bầu cử.

Năm 2017, ông Trump quyết định cắt giảm thuế quy mô lớn nhưng chưa đủ để kinh tế tăng trưởng hơn mức 3% như hứa hẹn. Tăng trưởng việc làm ổn định, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong gần 5 thập niên là 3,6%.

Người tiêu dùng được hỗ trợ với lãi suất thấp nhưng giá bất động sản và nợ sinh viên lại tác động không nhỏ đến hy vọng của một bộ phận người Mỹ. Qua chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Trump thể hiện với cử tri rằng ông sẵn sàng đứng lên chiến đấu vì họ nhưng sự kiện này cũng dẫn tới giảm đầu tư vào những loại hình kinh doanh kích thích tăng trưởng.

Trong khi đó, đảng Dân chủ vẫn chưa thể tìm ra được thông điệp gửi riêng tới cử tri ngoài việc chỉ trích tổng thống Trump.

Còn 3 tháng nữa sẽ diễn ra bầu cử sơ bộ nhưng những ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ phần nào cho thấy “chú lừa” chưa tìm được bản sắc chắc chắn. Có 3 ứng viên trong độ tuổi hơn 70 là cựu phó Tổng thống Joe Biden tập trung vào thâm niên trên chính trường, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Bernie Sanders lại thúc đẩy thay đổi tự do. Trong khi đó, ứng viên 37 tuổi Pete Buttigieg đang nhận được chú ý lại hướng đến thay đổi thế hệ.

Ẩn số duy nhất tồn tại đối với hai đảng trong một năm tới là quá trình điều tra luận tội Tổng thống Trump liên quan đến việc đề nghị lãnh đạo Ukraine điều tra con trai cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Giới chức đảng Dân chủ cho rằng Tổng thống Trump đã đề nghị người đồng cấp Ukraine chỉ đạo mở cuộc điều tra nhằm vào con trai ông Biden để tạo lợi thế cho nhà lãnh đạo này trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.

Cựu phó Tổng thống Joe Biden có tiềm năng trở thành ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và trở thành đối thủ của Tổng thống Trump. Về phần mình, Tổng thống Trump bác bỏ cáo buộc này.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.