Nước nào nhập khẩu vũ khí Mỹ nhiều nhất thế giới?

Hoa Kỳ đang chiếm tới 33% lượng vũ khí xuất khẩu trên toàn thế giới và cho đến nay vẫn là nhà xuất khẩu hàng đầu, tuy nhiên nước nào mới là khách hàng lớn nhất của Washington?

Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Saudi Arab là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2011-2015, theo sát là Các Tiểu vương quốc Ả Rập. Các nước còn lại trong op 10 gồm có Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Iraq và Ai Cập.

Các chuyên gia cho rằng Trung Đông vẫn sẽ duy trì vị trí là các quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất trong một khoảng thời gian nữa. Hiện khu vực này chiếm 40% lượng vũ khí xuất khẩu của Mỹ.

Andrew Hunter, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho CNN biết: “Do giá dầu tụt giảm trước tình hình bất ổn tại các quốc gia khu vực Trung Đông trong thời gian này cùng một tương lai bất định mà các nước phải đối mặt khiến việc trang bị vũ khí là điều khó tránh khỏi”.

Ông Hunter cũng khẳng định các quốc gia Trung Đông ưu tiên chi tiêu cho quốc phòng hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.

Hoa Kỳ xuất khẩu từ những vũ khí nhỏ nhất cho tới các loại máy bay chiến đấu, xe tăng và các khẩu đội tên lửa Patriot.

nuoc nao nhap khau vu khi my nhieu nhat the gioi

Danh sách các quốc gia nhập khẩu vũ khí Mỹ nhiều nhất trong 5 năm qua.

Một số quốc gia châu Á cũng có mặt trong danh sách này với lượng vũ khí nhập khẩu ngày càng tăng, do tình hình căng thẳng với Triều Tiên về chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này cũng như việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự trên Biển Đông.

Trong khi hầu hết các nhà nhập khẩu hàng đầu đều sử dụng nguồn tiền riêng của mình để mua vũ khí Mỹ, thỉnh thoảng Washington cũng hỗ trợ các khoản vay hoặc trợ cấp để mua thiết bị quốc phòng từ các nhà sản xuất Mỹ như một phần trong chương trình Tài chính quân sự nước ngoài. Ngân sách năm 2017 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu thêm khoảng 5,7 tỷ USD cho chương trình nói trên.

Trong khoản hỗ trợ cam kết đó, 5 quốc gia có tên trong danh sách viện trợ quân sự nước ngoài của Mỹ sẽ bao gồm Israel (3,1 tỷ USD), Ai Cập (1,3 tỷ USD), Jordan (350 triệu USD), Pakistan (265 triệu USD), và Iraq (150 triệu USD).

Mặc dù Trung Đông vẫn đứng đầu trong danh sách nhập khẩu vũ khí Mỹ thì các nước châu Phi cũng sẽ nâng ngân sách quốc phòng lên gấp đôi trong năm 2017 do các hoạt động khủng bố gia tăng ở Mali, Somalia và Nigeria.

CEO của nhà sản xuất quốc phòng Lockheed Martin, Marillyn Hewson từng nói: “Một trong những lĩnh vực mà chúng tôi hy vọng sẽ đạt được sự tăng trưởng trong những năm tới là từ các khách hàng quốc tế của mình”.

nuoc nao nhap khau vu khi my nhieu nhat the gioi

Một số nhà xuất khẩu vũ khí lớn khác trên thế giới sau Mỹ còn có Nga, Trung Quốc, Pháp và Đức. Theo nhận định của ông Hunter, Nga sẽ hướng đến thị trường xuất khẩu vũ khí “rẻ hơn” cho các nước từng thuộc Liên Xô cũ, còn Trung Quốc cũng đang ngày càng chủ động hơn trên thị trường xuất khẩu vũ khí quốc tế.

“Có thể thấy ngày càng nhiều vũ khí Trung Quốc đang cố cạnh tranh với Mỹ”, ông Hunter nói.

Theo SIPRI, Bắc Kinh đã tăng cổ phần xuất khẩu vũ khí của mình lên hơn 60% so với giai đoạn năm 2006-2010. Loại vũ khí mà Trung Quốc đặc biệt chú trọng xuất khẩu là công nghệ máy bay không người lái. Các báo cáo gần đây cho thấy nước này đã xuất khẩu máy bay không người lái tới Nigeria, Iraq và Pakistan.

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Theo Infonet

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.