Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh cấm đầu tư vào 59 công ty Trung Quốc, mở rộng so với danh sách 31 công ty dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, do lo ngại về nguy cơ theo dõi công nghệ từ Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: REUTERS
Sắc lệnh được ông Biden ký ngày 3-6 nhắm vào các công ty có liên quan đến quốc phòng và theo dõi công nghệ của Trung Quốc. Tổng thống Mỹ cho biết biện pháp này sẽ ngăn đầu tư của Mỹ rót vào lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, cũng như quân đội, tình báo, các chương trình nghiên cứu và phát triển của nước này.
“Ngoài ra, tôi thấy việc sử dụng công nghệ giám sát của Trung Quốc bên ngoài nước này và sự phát triển, sử dụng công nghệ giám sát Trung Quốc để tạo điều kiện cho đàn áp hay lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng đặt ra các mối đe dọa đặc biệt” - Hãng tin Reuters dẫn lời ông Biden nói.
Các công ty lớn Trung Quốc có trong danh sách dưới thời ông Trump vẫn tiếp tục có mặt trong danh sách mới, bao gồm: Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), Tập đoàn Truyền thông di động Trung Quốc, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), Công ty công nghệ Hangzhou Hikvision, Huawei và nhà sản xuất chip SMIC.
Lệnh cấm sẽ có hiệu lực kể từ ngày 2-8 và các nhà đầu tư hiện tại vào các công ty trên sẽ có 2 năm để rút lui.
Chính quyền ông Biden đang xem xét lại nhiều chính sách đối với Trung Quốc và động thái mới là một phần trong kế hoạch của ông Biden nhằm đối phó với Bắc Kinh, bao gồm củng cố các liên minh và thúc đẩy các khoản đầu tư lớn để tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ.
Ông Kurt Campbell, điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, hồi tháng trước cho biết giai đoạn can dự với Trung Quốc đã kết thúc và quan hệ giữa hai nước sẽ bước vào cuộc cạnh tranh.
Ba con tin đầu tiên của Israel và 90 người Palestine được trả tự do theo thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực ngày 19/1 đã trở về Israel đoàn tụ với gia đình.
Người được chỉ định là Cố vấn An ninh quốc gia của ông Trump nhấn mạnh: "Xung đột này cần phải kết thúc, và Tổng thống Trump đã rất rõ ràng về điều đó và quyết tâm thực hiện".
Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
Trả lời phỏng vấn hãng NBC News, ông Trump nói rõ hiện ông chưa có quyết định cuối cùng về TikTok nhưng đang cân nhắc việc lùi thời gian thực hiện lệnh cấm.
Lệnh bắt giữ ông Yoon Suk Yeol được phán quyết dựa trên cáo buộc ông đã chỉ đạo cuộc nổi loạn và lạm quyền khi ban bố lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12/2024.
Ngày 18/1, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Mỹ công bố sẽ trao 590 triệu USD cho nhà sản xuất dược phẩm nội địa Moderna để phát triển vaccine mRNA phòng cúm, bao gồm cả việc cải tiến vaccine cúm gia cầm mà công ty này đã điều chế.
Tòa án Tối cao Mỹ cho rằng mối đe dọa an ninh quốc gia từ khả năng TikTok chuyển dữ liệu về Trung Quốc một cách trái phép đã vượt qua mối lo ngại về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dùng.
Phó Chủ tịch Hàn Chính sẽ tới dự lễ nhậm chức của ông Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Đội ngũ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nói rằng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun đã sao chép nhầm một điều khoản quan trọng trong sắc lệnh thiết quân luật vào tháng trước.
Tối 15/1 theo giờ Mỹ (tức sáng 16/1 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu chia tay từ Phòng Bầu dục, khi chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ trong vài ngày tới.
Lãnh đạo PPP cho rằng vụ bắt giữ ông Yoon Suk Yeol khiến uy tín quốc gia của Hàn Quốc rớt xuống mức thấp nhất và là một bi kịch của trong lịch sử Hiến pháp Hàn Quốc.
Tổng thống đắc cử Donald Trump muốn mua vùng lãnh thổ này từ Đan Mạch, trong khi chủ sở hữu tuyên bố không bán. Nhưng nếu một cuộc đàm phán diễn ra, Mỹ sẽ hoặc nên đưa ra đề nghị như thế nào?
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thẳng thắn nêu vấn đề mua Greenland, đưa Canada thành bang thứ 51 của Mỹ và giành lại kiểm soát đối với kênh đào Panama.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo ước tính của nhà dự báo tư nhân AccuWeather, thiệt hại và tổn thất kinh tế do đám cháy rừng lớn, đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ, dao động từ 135 tỷ USD-150 tỷ USD.
Nói về thảm họa cháy rừng đang hoành hành, Cảnh sát trưởng Los Angeles Jim McDonnell cho biết: "Đây là những giờ phút bi thảm trong lịch sử của chúng ta".
Số liệu thống kê từ hơn 5.000 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước Nhật Bản đã chỉ rõ, trong tuần (từ 22-29/12/2024) có tổng số 317.812 ca mắc cúm mùa mới, tăng tới 100.000 ca so với tuần trước đó.
Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump dự kiến có thể tác động đáng kể đến các loại tiền tệ trên thế giới. Vậy đồng nội tệ của các quốc gia Đông Nam Á sẽ đối mặt với kịch bản nào nếu đồng bạc xanh mạnh lên trong năm 2025?