Ông chủ Facebook lần đầu lên tiếng sau bê bối

Ngày 21-3, giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg nói công ty đã phạm sai lầm về cách kiểm soát dữ liệu của 50 triệu người dùng và hứa hẹn có những bước đi khắt khe hơn để hạn chế sự tiếp cận thông tin người dùng của các nhà phát triển ứng dụng.

Mạng xã hội lớn nhất thế giới đang đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng của các chính phủ ở châu Âu và Mỹ sau khi bị cáo buộc để cho công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica tại London - Anh tiếp cận thông tin người dùng không đúng cách để tạo ra hồ sơ về cử tri Mỹ. Các hồ sơ này sau đó được dùng để giúp cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump vào năm 2016.

Trong phát biểu đầu tiên sau khi vụ bê bối nổ ra vào cuối tuần qua, ông chủ Facebook thừa nhận trên trang cá nhân rằng công ty đã "phạm sai lầm, có rất nhiều việc phải làm và chúng tôi cần tiến lên và hành động".

Ông Zuckerberg không nói rõ các sai lầm là gì nhưng cho biết Facebook có kế hoạch tiến hành điều tra các ứng dụng trên nền tảng của họ, giới hạn nhà phát triển tiếp cận thông tin và cung cấp cho các thành viên một công cụ giúp họ vô hiệu hóa quyền tiếp cận dữ liệu Facebook dễ dàng hơn.

ong chu facebook lan dau len tieng sau be boi

Ông chủ Facebook Zuckerberg. Ảnh: Reuters

Theo báo chí địa phương, Bộ trưởng Tư pháp Đức Katarina Barley ngày 22-3 đã yêu cầu Facebook làm rõ liệu thông tin cá nhân của 30 triệu người dùng Đức có được bảo vệ bởi bên thứ 3 hay không.

Ngoài ra, bà Barley tuyên bố chi nhánh quản lý của Facebook ở châu Âu phải giải thích với chính phủ Đức về việc làm thế nào thông tin của hàng triệu người dùng Mỹ rơi vào tay Cambridge Analytica.

Được biết, bà Barley đã triệu tập Facebook đến trao đổi tại bộ tư pháp nhưng không tiết lộ thời gian diễn ra cuộc họp.

Theo hãng tin Reuters, ông Zuckerberg không xin lỗi rõ ràng về việc sử dụng dữ liệu không đúng cách. Ngoài ra, các kế hoạch của ông cũng không thể hiện việc hạn chế đáng kể khả năng sử dụng dữ liệu Facebook của các công ty quảng cáo, vốn là cách thức kiếm tiền chính của mạng xã hội này.

Sau bài đăng của ông Zuckerberg, cổ phiếu của Facebook đã tăng trở lại khoảng 0,7% vào ngày 21-3. Trước đó, công ty này mất gần 50 tỉ USD giá trị thị trường chứng khoán trong 3 ngày qua do các nhà đầu tư e ngại rằng thất bại của những công ty công nghệ lớn trong việc bảo vệ thông tin cá nhân có thể cản trở các nhà quảng cáo, người dùng và có quy định khắt khe hơn.

Các đại diện của Facebook, trong đó có phó giám đốc bảo mật Rob Sherman, đã họp với các thành viên Quốc hội Mỹ trong gần 2 giờ vào ngày 21-3 và có kế hoạch tiếp tục các cuộc gặp đến ngày 22-3. Hai trợ lý tham gia cuộc họp tiết lộ Facebook không trả lời được rất nhiều câu hỏi.

Người tố cáo sai phạm của Facebook, ông Christopher Wylie, nhân viên cũ của Cambridge Analytica, nói trên Twitter rằng ông đã chấp nhận thư mời làm chứng trước các nhà lập pháp của Mỹ và Anh.

Vào ngày 20-3, hội đồng quản trị của Cambridge Analytica đã đình chỉ giám đốc điều hành Alexander Nix. Ông Nix bị phát hiện khoe khoang trong một đoạn băng ghi âm bí mật rằng công ty ông này đóng vai trò quyết định trong chiến thắng của Tổng thống Trump.

Theo nld.com.vn/Reuters

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.