Trụ sở của Glencore ở Baar, Thụy Sĩ. Ảnh: AP
Theo đó, Glencore sẽ nhận tội và chấp nhận khoản tiền phạt lên đến 1,5 tỷ USD về các cáo buộc hối lộ, tháo túng thị trường. Đây là kết quả của tiến trình điều tra kéo dài ở Mỹ, Anh và Brazil nhằm buộc tội hành vi đưa hối lộ, tham nhũng tại một trong những nhà giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới.
Văn phòng Chống gian lận nghiêm trọng (SFO) – cơ quan đặc trách chống tham nhũng của Anh, ngày 24/5 đã công bố cáo buộc nhằm vào Glencore Energy UK, công ty con của Glencore đặt tại Anh.
Chi nhánh này dã dính líu đến 7 vụ tham nhũng, đưa hối lộ liên quan đến hoạt động tại Cameroon, Guinea Xích đạo, Bờ Biển Nga, Nigeria và Nam Sudan. Cụ thể, giới chức, nhân viên Glencore đã chi 25 triệu USD để hối lộ giới chức địa phương, nhằm có được các giấy phép, điều kiện ưu đãi trong tiếp cận nguồn dầu thô từ các nước này.
Tại Mỹ, Glencore đã thừa nhận phạm tội trong hai vụ điều tra hình sự riêng biệt và chấp nhận mức nộp phạt, cưỡng chế tài sản lên đến 1,1 tỷ USD. Một vụ được các công tô viên mô tả là cơ chế hối lộ kéo dài trong 10 năm, liên quan đến tiếp cận nguồn dầu thô ở Nigeria. Vụ còn lại liên quan đến công ty con của Glencore ở Mỹ, thực thể thừa nhận có hành vi thao túng giá xăng dầu tại Mỹ kéo dài trong 8 năm.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland đã gọi đây là vụ thi hành án với mức phạt cao nhất trong lịch sử liên quan âm mưu thao túng giá hàng hóa trên thị trường dầu mỏ. Về phần mình, Glencore bố sẽ bỏ ra khoản tiền nộp phạt 1,5 tỷ USD, trong đó có 1,1 tỷ tiền phạt ở Mỹ, 40 triệu trong vụ ở Brazil và số còn lại là án phạt ở Anh.
Glencore – liên danh giữa Anh và Thụy Sỹ, là một trong những nhà giao dịch hàng hóa, khai thác mỏ lớn nhất thế giới. Cổ phiếu của hãng này trong năm nay đã tăng lên mức cao kể lục kể từ khi phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) 11 năm trước đây. Đà tăng chủ yếu đến từ mức tăng vọt của giá dầu, kim loại màu trên thị trường, giúp Glencore có được kết quả kinh doanh nổi bật.