Những ngày cuối tháng Chạp, vượt qua thời tiết rét mướt, bà con nông dân Hà Tĩnh đang tất bật cho vụ sản xuất mới. Đằng sau những vất vả, khó nhọc sớm hôm là bao ước mong về một vụ xuân thắng lợi…
Vụ xuân 2023, xã Yên Hồ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) sẽ tiến hành phá bờ vùng, bờ thửa trên diện tích 50 ha tại 3 thôn nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất, giảm số thửa trên một cánh đồng.
Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang tranh thủ thời gian, ra quân phá bờ vùng bờ thửa, chuyển đổi ruộng đất chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân 2023.
Sản xuất lúa vụ xuân 2022 tại Hà Tĩnh đang có những khởi đầu tốt đẹp khi các địa phương đã hoàn thành việc làm đất, đang khẩn trương ra đồng gieo cấy theo đúng khung thời vụ.
Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh đang khẩn trương bước vào gieo cấy tập trung vụ lúa xuân 2022. Theo kế hoạch, thời vụ cao điểm sẽ kéo dài từ ngày 10 - 25/1.
Theo kế hoạch, trong cuối năm 2021 và 2022, TP Hà Tĩnh sẽ thực hiện tích tụ, tập trung 278 ha đất trồng lúa, đất nông nghiệp thuộc 8 phường, xã trên địa bàn.
Vụ xuân 2022, huyện Đức Thọ tập trung phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, tạo tiền đề cho sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Vụ xuân 2022, xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thực hiện phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trên diện tích khoảng 50 ha và trở thành địa phương đầu tiên của huyện triển khai chủ trương này.
Hà Tĩnh đang vào cao điểm của kỳ thu hoạch lúa vụ xuân 2021. Những ngày này, các địa phương đang dồn sức cao nhất để đẩy nhanh tiến độ, né tránh những diễn biến bất thường của thời tiết.
Khi những thảm lúa chuyển sang màu vàng óng như mật, tỏa ngát hương nồng, ấy là khi mùa gặt lại đến. Từ Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà đến Can Lộc rồi ngược lên Đức Thọ, Hương Sơn, bà con nông dân Hà Tĩnh đang tốc lực chạy đuổi tiến độ lúa chín và cả những cơn dông chực chờ kéo đến...
Xác định tích tụ, tập trung ruộng đất là bước đi tất yếu để phát triển và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chính sách và tiến hành “cuộc cách mạng” phá bờ nhỏ thành ô thửa lớn để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.
Đưa máy cấy vào phục vụ sản xuất trên những cánh đồng thửa lớn, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tạo bước đột phá trong thực hiện cơ giới hóa sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất sản xuất.
Với sự chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất bài bản, chu đáo, vụ xuân 2021 trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi qua “chặng đầu” với khá nhiều thuận lợi, đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra.
Đến nay, người dân thôn Đất Đỏ, xã Thường Nga (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã quy hoạch thành công cánh đồng thửa lớn rộng 30 ha. Kết quả đó có vai trò tiên phong và sự kiên trì tuyên truyền, vận động của Trưởng thôn Nguyễn Thị Hà.
Mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng đông đảo người dân thị trấn biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) vẫn hăng hái ra quân phá bờ thửa nhỏ thành ô thửa lớn để làm cánh đồng mẫu lớn.
Đánh giá mô hình phá bờ thửa nhỏ xây dựng cánh đồng lớn ở 3 địa phương trong năm 2020, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục triển khai ở 9 xã với diện tích gần 220 ha trong năm tới.
Việc thực hiện phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn trên đồng ruộng Hà Tĩnh hướng đến nền nông nghiệp sản xuất tập trung đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, diện tích thực hiện đến nay mới chỉ đạt 2,8% tổng diện tích sản xuất lúa toàn tỉnh.
Việc thực hiện “phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn” trên đồng ruộng Hà Tĩnh cho thấy hiệu quả kinh tế tăng từ 15 - 20% so với sản xuất truyền thống.
Bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện trên 600 ha lúa xuân ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Điều đáng nói, 50% trong số diện tích nhiễm (300 ha) lại tập trung vào giống VTNA 6…
Năm 2019, Thạch Hà (Hà Tĩnh) triển khai thí điểm phá bỏ bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn với diện tích 305 ha, trên địa bàn 7 xã, góp phần tăng diện tích sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bao giờ cũng thế, khi tiết trời mùa đông thấm sâu vào những đợt rét ngọt, ấy là lúc khung lịch mùa sản xuất chính bắt đầu. Những cánh đồng vừa được phá bỏ bờ thửa trải rộng mênh mông, trở thành điểm nhấn của vụ lúa xuân 2020 ở Hà Tĩnh.
Được manh nha từ năm trước ở Thạch Hà và Cẩm Xuyên, mô hình cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả đất chuyên trồng lúa được mở rộng trong vụ xuân 2020 trên toàn tỉnh, trở thành “mấu chốt” để sản xuất lúa ở Hà Tĩnh tiệm cận với tích tụ ruộng đất...
Từ hiệu quả mô hình thí điểm phá bỏ bờ thửa nhỏ thành thửa lớn ở xã Cẩm Thành, nhiều địa phương ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã ban hành đề án, tuyên truyền, vận động nhân dân phá bờ thửa nhỏ thành thửa lớn với quy mô một thửa từ 3 - 5 ha.