Hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% từ những cánh đồng “4 cùng” ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Việc thực hiện “phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn” trên đồng ruộng Hà Tĩnh cho thấy hiệu quả kinh tế tăng từ 15 - 20% so với sản xuất truyền thống.

“4 cùng” trên một cánh đồng

Hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% từ những cánh đồng “4 cùng” ở Hà Tĩnh

Cánh đồng lúa ởxã Cẩm Thành sau khi phá bờ thửa nhỏ, hình thành thửa lớn đã thực hiện sản xuất “4 cùng”: “cùng giống, cùng thời vụ, cùng quy trình canh tác, cùng thời điểm thu hoạch”.

Vụ hè thu 2020, Cẩm Xuyên là địa phương có năng suất lúa đạt cao nhất tỉnh (dự ước đạt 53,75 tạ/ha) và tiến độ thu hoạch (tính trên đơn vị diện tích) cũng nhanh nhất tỉnh. Theo giới chuyên môn, bên cạnh các yếu tố thuận lợi về giống, thời tiết, phân bón… giống nhau thì Cẩm Xuyên có “thế mạnh” để vượt so với các địa phương khác đó là có diện tích ô thửa lớn trên đồng ruộng.

Việc phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn được huyện Cẩm Xuyên triển khai thí điểm tại xã Cẩm Thành năm 2017. Theo đó, mô hình thí điểm tại xã Cẩm Thành trên diện tích 72 ha với 1.550 thửa ban đầu. Sau khi thực hiện phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, số thửa chỉ còn 77 thửa (giảm 1.473 thửa).

Hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% từ những cánh đồng “4 cùng” ở Hà Tĩnh

Sau khi phá bỏ bờ thửa nhỏ, tiến hành cắm mốc (bằng cọc bê tông) để phân định ranh giới giữa các hộ, đồng thời tiến hành làm phẳng mặt ruộng.

Ông Đặng Quốc Vân (thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành) cho biết, gia đình làm 10 sào ruộng. Từ chỗ có 14 mảnh ruộng, đến nay, qua thực hiện phá bờ thửa nhỏ chỉ còn lại 4 thửa. Việc phá bờ thửa đã làm tăng thêm diện tích sản xuất khoảng 150 m2 (bình quân 15 m2/sào).

Ngoài việc tăng thêm diện tích, trong quá trình làm đất, thu hoạch giảm được 30% chi phí xăng dầu, thời gian so với trước đây. Tính chung, hiệu quả kinh tế tăng 250.000 đồng/sào so với khi sản xuất ở nhiều thửa.

Sau thành công của xã điểm Cẩm Thành, từ vụ sản xuất 2018 đến vụ hè thu 2020, huyện Cẩm Xuyên tiếp tục triển khai trên địa bàn 15 xã, thị trấn, diện tích đạt 740 ha với gần 700 thửa (chiếm 7,5% tổng diện tích sản xuất lúa toàn huyện). Một số xã như: Cẩm Thành, Cẩm Bình đã phá bờ nhỏ đạt 30% diện tích sản xuất.

Hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% từ những cánh đồng “4 cùng” ở Hà Tĩnh

Phá bờ thửa nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch; không còn nơi ẩn nấp, lưu trú cho các đối tượng gây hại như chuột, sâu bệnh.

Ông Nguyễn Huy Trí – Chủ tịch UBND xã Cẩm Thành cho biết, qua các vụ sản xuất đã khẳng định hiệu quả nhiều mặt của việc phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn. Đó là tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích do tăng diện tích canh tác, áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật sản xuất từ làm đất, tưới nước, bón phân...

Thuận lợi trong việc thực hiện cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, phá bờ thửa nhỏ là sẽ không còn nơi ẩn nấp, lưu trú cho các đối tượng gây hại như chuột, sâu bệnh.

Hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% từ những cánh đồng “4 cùng” ở Hà Tĩnh

Sản xuất trên những cánh đồng “4 cùng” ở Cẩm Xuyên, hiệu quả kinh tế tăng từ 15 - 20% so với sản xuất truyền thống.

“Đây là chủ trương đúng đắn, đưa lại hiệu quả kinh tế, được người dân đồng tình, ủng hộ cao. Về mặt xã hội, từng bước giúp người dân bỏ tập quán canh tác nhỏ lẻ, hướng đến nền nông nghiệp sản xuất tập trung, đồng nhất “4 cùng”: cùng giống, cùng thời vụ, cùng quy trình canh tác, cùng thời điểm thu hoạch. Tạo sản phẩm hàng hóa đồng nhất, số lượng đủ lớn phục vụ cho doanh nghiệp liên kết các khâu trong quá trình sản xuất” - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên Lê Văn Danh cho hay.

Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, báo cáo thống kê qua các năm tại các địa phương: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh cho thấy, hiệu quả kinh tế từ việc phá bờ thừa nhỏ tăng từ 15 - 20% so với sản xuất truyền thống. Nhằm khuyến khích các địa phương phá bờ thửa nhỏ, hình thành cánh đồng mẫu lớn, Hà Tĩnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí phá bờ thửa, cắm mốc ranh giới và làm phẳng mặt bằng ruộng sản xuất với mức 3 triệu đồng/ha. Đồng thời, hỗ trợ 50% kinh phí mua giống lúa mới, phân bón cho vụ sản xuất đầu tiên sau cải tạo".

Vẫn còn nhiều khó khăn

Hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% từ những cánh đồng “4 cùng” ở Hà Tĩnh

Vụ hè thu 2020, huyện Kỳ Anh triển khai phá bở thửa nhỏ đạt 37,5 ha.

Mặc dù hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội đã được chứng minh, nhưng đến nay, việc phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn cũng mới chỉ có 3 huyện triển khai (Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh) với tổng diện tích thực hiện đến tháng 8/2020 là 1.264,7 ha (bằng 2,8% tổng diện tích sản xuất lúa toàn tỉnh).

Tại Thạch Hà, việc phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn được triển khai năm 2019 nhưng đến nay mới đạt 489 ha. Tại huyện Kỳ Anh, chủ trương này bắt đầu triển khai trong vụ xuân 2020 và mới đạt 37,5 ha.

Theo ông Nguyễn Văn Sáu - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, mặc dù hiệu quả sản xuất ô thửa lớn đã thấy rõ nhưng đến nay, Thạch Hà cũng mới triển khai chưa đầy 7% tổng diện tích lúa toàn huyện. Nguyên nhân do một số vùng diện tích canh tác nằm trên địa bàn không bằng phẳng, các ruộng không theo quy hoạch tổng thể nên một số vùng và địa phương chưa thể triển khai thực hiện.

Hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% từ những cánh đồng “4 cùng” ở Hà Tĩnh

Mặc dù hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội đã được chứng minh, nhưng đến nay, việc phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Kinh phí cải tạo mặt bằng lớn, đặc biệt các vùng có địa hình không bằng phẳng, ruộng bậc thang, người dân không đủ năng lực thực hiện. Đồng thời, chưa có các doanh nghiệp đủ mạnh để hỗ trợ thực hiện. Bên cạnh đó, tâm lý ngại thay đổi, sợ khó khăn phân chia ruộng sản xuất sau khi phá bờ thửa của một bộ phận người dân gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

Có thể thấy rằng, năng suất, hiệu quả của việc phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, sản xuất “4 cùng” trên một cách đồng là khá lớn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, chủ trương này vẫn chưa được phát huy đúng tầm.

Vì vậy, để tháo gỡ những vướng mắc làm “cản trở” tiến độ phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, cánh đồng mẫu lớn, cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức cho người dân; đồng thời, tăng cường sự hỗ trợ, liên kết của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.