Nông dân Thạch Hà phá bờ thửa, mở cánh đồng lớn hơn 300 ha

(Baohatinh.vn) - Năm 2019, Thạch Hà (Hà Tĩnh) triển khai thí điểm phá bỏ bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn với diện tích 305 ha, trên địa bàn 7 xã, góp phần tăng diện tích sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Nông dân Thạch Hà phá bờ thửa, mở cánh đồng lớn hơn 300 ha

Sử dụng máy đào phá bỏ bờ vùng, bờ thửa, Thạch Hà mở ra những cánh đồng lớn.

Cụ thể, tại các địa phương: Thạch Xuân 65 ha (xứ đồng Lườn, thôn Đông Sơn và Tân Thanh); Thạch Hương 35 ha (xứ đồng Văn Tấn, thôn Hương Long); Thạch Khê 70 ha (xứ đồng Nam Khê, thôn Tân Hương, Vĩnh Long và Đồng Giang); Thạch Văn 55 ha (xứ đồng Ruộng Đưng, thôn Tân Văn); Thạch Hội 50 ha (xứ đồng Mã Hai, Cồn Danh, Bàu Môốc, thôn Bình Dương và Bắc Thai); Thạch Đỉnh 30 ha (xứ đồng Dập Nại, Dập Thọ, Vùng Hà, thôn Văn Sơn).

Nông dân Thạch Hà phá bờ thửa, mở cánh đồng lớn hơn 300 ha

Thửa cách thửa chỉ còn một rãnh cấy... (Ảnh: cánh đồng 1 giống 35 ha tại xã Thạch Hội, Thạch Hà vào vụ xuân 2019).

Từ 2.327 thửa, sau khi các địa phương tiến hành phá bỏ chỉ còn lại 340 thửa (giảm 1.987 thửa/305ha), bình quân diện tích 1 thửa sau khi phá bỏ bờ thửa nhỏ là 8.970,6m2.

Sau khi thực hiện phá bờ thửa nhỏ thành bờ thửa lớn và cải tạo làm phẳng mặt bằng, đồng ruộng sẽ tăng diện tích sản xuất. Qua tính toán và kết quả thực hiện mô hình thí điểm, tỷ lệ đất sản xuất tăng thêm khoảng 2,4%; tăng hiệu quả kinh tế từ 16 – 20% so với sản xuất truyền thống.

Nông dân Thạch Hà phá bờ thửa, mở cánh đồng lớn hơn 300 ha

Sau khi phá bỏ bờ thửa nhỏ thành ô thửa lớn đã tăng hiệu quả kinh tế từ 16 - 20% so với sản xuất truyền thống

Về mặt xã hội, từng bước thay đổi thói quen sản xuất nhỏ lẻ và gieo cấy truyền thống của người dân, hướng đến một một nền sản xuất nông nghiệp tập trung, đồng nhất về giống, quy trình và sản phẩm; góp phần giảm chi phí và sức lao động, tăng năng suất lao động và thu nhập cho người dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.