Thạch Hà tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi sau dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Chiều 3/12, UBND huyện Thạch Hà tổ chức hội nghị triển khai đề án sản xuất vụ xuân, đề án tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi năm 2020.

Thạch Hà tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi sau dịch tả lợn châu Phi

Năm 2019, toàn huyện Thạch Hà có 8.125 ha diện tích lúa với năng suất 55,22 tạ/ha, sản lượng 44.866,2 tấn, đạt 107% kế hoạch; 32,5 ha diện tích sản xuất rau trên cát, đạt 100% kế hoạch tại các xã Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Văn, Thạch Khê; 100 ha rau tập trung.

Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi đang khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng; đạt được những kết quả khá tốt; tỷ trọng chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp chiếm 50,84% năm 2018.

Thạch Hà tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi sau dịch tả lợn châu Phi

Thạch Hà phun thuốc đối phó với dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị cũng đã dành nhiều thời gian để đại biểu tham luận, nhìn nhận những mặt đạt được, chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong sản xuất vụ xuân năm 2019; những khó khăn trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi lan rộng. Từ đó, kiến nghị, đề xuất một số giải pháp trong thực hiện quy hoạch, đầu tư, chính sách, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm thực hiện có hiệu quả đề án sản xuất vụ xuân năm 2020 và tái cơ cấu lại chăn nuôi.

Về mục tiêu, Thạch Hà phấn đấu đưa các giống mới chất lượng cao vào đồng ruộng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với xây dựng mô hình thâm canh lúa. Phá bỏ ô thửa nhỏ, hình thành cánh đồng lúa lớn nhằm tăng năng suất và sản lượng trên cùng một đơn vị diện tích; chỉ đạo bà con tuân thủ chặt chẽ lịch thời vụ.

Thạch Hà khuyến khích xây dựng các mô hình chăn nuôi theo tổ hợp tác, HTX có liên kết sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp để đảm bảo khâu tiêu thụ cho các hộ chăn nuôi. Chuyển đổi khoảng 160 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trong nông hộ sang chăn nuôi trâu, bò với quy mô 3 – 5 con.

Đến cuối năm 2020, tổng đàn lợn duy trì 35.400 con, giảm 9,54% so với tháng 10 năm 2019; tổng đàn trâu bò 32.290 con, tăng 11,23% so với tháng 10/2019; tổng đàn gia cầm 1.689.300 con, tăng 24,13% so với tháng 10/2019.

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.