Huyện Kỳ Anh xây dựng 21 mô hình ô thửa lớn trong vụ xuân 2021

(Baohatinh.vn) - Đánh giá mô hình phá bờ thửa nhỏ xây dựng cánh đồng lớn ở 3 địa phương trong năm 2020, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục triển khai ở 9 xã với diện tích gần 220 ha trong năm tới.

Huyện Kỳ Anh xây dựng 21 mô hình ô thửa lớn trong vụ xuân 2021

Chiều 1/10, huyện Kỳ Anh tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá mô hình phá bờ thửa nhỏ xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn năm 2020 và kế hoạch năm 2021

Năm 2019, huyện Kỳ Anh tổ chức xây dựng mô hình phá bỏ bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn kết hợp cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa ở 3 xã: Kỳ Khang, Kỳ Văn, Kỳ Tiến, với tổng diện tích thực hiện là 39,25 ha.

Huyện Kỳ Anh xây dựng 21 mô hình ô thửa lớn trong vụ xuân 2021

Chủ tịch UBND xã Kỳ Khang Hồ Xuân Trính: Quan trọng nhất sau khi phá bờ dồn thửa là công tác tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện để làm 1 loại giống.

Theo đó, ở xã Kỳ Khang, triển khai trên địa bàn 3 thôn, với tổng diện tích 19 ha. Số thửa ban đầu là 240, sau khi thực hiện phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, chỉ còn 36 thửa, giảm 204 thửa.

Tại xã Kỳ Văn, triển khai cánh đồng lớn 6,1 ha ở thôn Liên Sơn. Số thửa ban đầu 57 thửa, phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, chỉ còn 17 thửa, giảm 40 thửa.

Xã Kỳ Tiến, triển khai ở xứ đồng Cửa làng Đá Lã thôn Hoàng Diệu với diện tích 14,15 ha. Số thửa ban đầu 129 thửa, sau khi thực hiện phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, chỉ còn 38 thửa, giảm 91 thửa.

Huyện Kỳ Anh xây dựng 21 mô hình ô thửa lớn trong vụ xuân 2021

Chủ tịch UBND xã Kỳ Thư Phan Văn Thiền: Đề nghị cơ quan chuyên môn làm việc với công ty giống để có nguồn giống đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Tại hội nghị, các địa phương đã đánh giá hiệu quả khi triển khai cánh đồng lớn như: công tác chỉ đạo triển khai sản xuất được thực hiện tập trung; thuận tiện trong việc điều hành nước tưới và máy móc phục vụ cho làm đất, thu hoạch lúa; ý thức tự giác của Nhân dân được nâng lên trong việc chấp hành các chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.

Mô hình ô thửa lớn tiết kiệm được chi phí đầu vào, giảm công sức chăm sóc, hạn chế sâu bệnh gây hại, tăng thu nhập 1 ha lên khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống nhiều thửa nhỏ.

Huyện Kỳ Anh xây dựng 21 mô hình ô thửa lớn trong vụ xuân 2021

Chủ tịch UBND xã Kỳ Giang Hoàng Hậu Hải: Với địa hình ở một số địa phương ở huyện Kỳ Anh là dốc, bậc thang nên xây dựng cánh đồng lớn khoảng 0,2 ha là phù hợp

Cũng theo đánh giá tại hội nghị, việc phá bờ thửa tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp trong kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo điều kiện để thu hút doanh nghiệp hóa sản xuất, liên kết hóa trong xây dựng thương hiệu và bao tiêu sản phẩm; từng bước thay đổi thói quen trong sản xuất nhỏ lẻ và gieo cấy truyền thống của người dân;…

Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình còn có những khó khăn như: người dân phần lớn vẫn có thói quen canh tác nhỏ lẻ, manh mún; diện tích đồng ruộng có địa hình bằng phẳng không nhiều, ở các vùng có địa hình không bằng phẳng, ruộng bậc thang, kinh phí cải tạo mặt bằng lớn.

Trong vụ xuân 2021, huyện Kỳ Anh dự kiến triển khai 21 mô hình cánh đồng lớn ở các xã: Kỳ Phong, Kỳ Bắc, Kỳ Tiến, Kỳ Giang, Kỳ Đồng, Kỳ Phú, Kỳ Thư, Kỳ Hải, Kỳ Thọ với tổng diện tích 214,17 ha.

Huyện Kỳ Anh xây dựng 21 mô hình ô thửa lớn trong vụ xuân 2021

Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm khi triển khai mô hình xây dựng cánh đồng lớn trong thời gian tới.

Huyện đã ban hành các cơ chế chính sách, quy trình và cách thức, kế hoạch và tiến độ thực hiện, đồng thời giao cho các phòng chuyên môn, địa phương tổ chức thực hiện.

Mục tiêu đặt ra là từng bước khắc phục tình trạng manh mún ruộng sản xuất, hình thành vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn, thửa ruộng lớn; tạo điều kiện thuận lợi trong tưới tiêu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, năng suất, tăng thu nhập cho người dân.

Cải tạo, nâng cao hiệu quả đất chuyên trồng lúa gắn với chuyển đổi cơ cấu bộ giống lúa, sản xuất theo hướng hàng hóa và liên kết chuỗi giá trị. Tạo tiền đề để tiến tới tích tụ ruộng đất, sử dụng và cho thuê đất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.