Phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ theo Nghị định 137

Đây là nội dung được người dân quan tâm, đặc biệt khi dịp Tết đến gần. Nếu tuyên truyền tốt thì người dân sẽ chấp hành tốt Nghị định 137/2020.

Tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/12, người phát ngôn, Chánh văn phòng Bộ Công an, Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết, Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP đang thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là những khái niệm về pháo hoa và pháo hoa nổ.

Phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ theo Nghị định 137

Nghị định số 36/2009/NĐ-CP hiện hành quy định pháo bao gồm pháo nổ và pháo hoa, trong đó pháo hoa gồm pháo hoa gây tiếng nổ và pháo hoa không gây tiếng nổ.

Tuy nhiên, các quy định này của Nghị định số 36/2009/NĐ-CP chưa tách bạch pháo hoa gây tiếng nổ và pháo hoa không gây tiếng nổ. Trong khi đó, thực chất pháo hoa gây tiếng nổ có sử dụng thuốc pháo nổ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của nhân dân và ảnh hưởng đến môi trường.

“Theo tôi, các nhà soạn thảo Nghị định đã quá chi tiết, rất rõ, nhưng các cơ quan công an, cơ quan chức năng vẫn cần tích cực tuyên truyền để người dân nắm rõ được. Có một số người đặt câu hỏi vì người ta chưa nghiên cứu kỹ, chính vì vậy cần tuyên truyền thật kỹ về Nghị định này”, Thiếu tướng Tô Ân Xô nói.

Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định pháo bao gồm pháo nổ và pháo hoa, trong đó, pháo nổ bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ. Như vậy, pháo hoa nổ trước đây Nghị định số 36/2009/NĐ-CP quy định là pháo hoa thì nay Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định là pháo nổ và bị cấm sử dụng, trừ các trường hợp Nhà nước tổ chức bắn pháo hoa nổ vào các ngày lễ lớn và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Còn pháo hoa là loại pháo không có thuốc pháo nổ, chỉ tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Loại pháo này đã được Nghị định số 36/2009/NĐ-CP cho phép sử dụng trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thực tế người dân vẫn sử dụng trong các buổi sinh nhật, cưới hỏi…

Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô, so với Nghị định 36/2009 thì Nghị định 137/2020 quy định cụ thể, nghiêm khắc hơn, như vậy, cấm pháo hoa nổ thì pháo hoa vẫn sử dụng bình thường.

Nghị định 137 cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng pháo hoa trong dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, đồng thời quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được mua pháo hoa tại các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa./.

Theo VOV

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.