Người dân được đốt những loại pháo hoa nào?

Nghị định 137/2020 cho phép người dân sử dụng pháo hoa không gây tiếng nổ. Còn các loại chứa thuốc pháo nổ vẫn bị cấm mua bán, sử dụng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 137/2020 về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021. Một trong những nội dung đáng chú ý là quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa.

Cụ thể, Điều 17 của Nghị định 137/2020 cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Pháo hoa được sử dụng là loại tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nhưng không được gây ra tiếng nổ. Song, người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Người dân được đốt những loại pháo hoa nào?

Một loại pháo hoa có tiếng nổ bị cấm sử dụng. Ảnh: T.L.

Theo luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa), Nghị định 137/2020 nhằm thay thế cho Nghị định 36/2009. Điểm khác biệt quan trọng là nghị định mới cho phép người dân được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp theo nhu cầu cá nhân, như dịp Tết hoặc cưới hỏi, sinh nhật...

So với Nghị định 36/2009, quy định mới đã định nghĩa lại về loại pháo hoa mà người dân được phép sử dụng. Đó là loại pháo khi có tác động sẽ tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc nhưng không gây ra tiếng nổ.

Luật sư Giáp phân tích theo Nghị định 137/2020, sau khi mua pháo hoa không tiếng nổ tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép bán, người dân có quyền đốt pháo mà không cần xin phép.

Nghị định mới cũng nêu rõ người “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” thì được sử dụng pháo hoa. Theo luật sư, Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên; không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Cùng nắm bắt Nghị định 137/2020 về việc cho phép người dân sử dụng pháo hoa, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho rằng trên thực tế, pháo hoa không gây ra tiếng nổ đã được người dân sử dụng từ lâu nay.

“Một trong số đó là loại pháo bông phụt sáng, thường được sử dụng trong các dịp sinh nhật”, luật sư Tuấn Anh nói và cho biết nghị định mới chỉ giúp phân biệt rõ ràng các khái niệm pháo nổ và pháo hoa.

Theo luật sư, các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hay sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ (là loại có chứa thuốc pháo nổ) đều vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn việc sử dụng pháo hoa không tiếng nổ, theo Nghị định 137/2020 có hiệu lực từ 11/1/2021, thì không vi phạm pháp luật.

Người dân được đốt những loại pháo hoa nào?

Loại pháo hoa không gây tiếng nổ được doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng sản xuất. Ảnh: Z121.

Còn luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật Chính Pháp) đánh giá việc đốt pháo hoa trong những ngày Tết, lễ hội… là phong tục, tập quán có từ lâu đời. Do đó, Nghị định 137 bổ sung quy định cho phép tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa rất phù hợp và đảm bảo tính nhân văn.

Tuy nhiên, ông Cường cho rằng cơ quan chức năng cần xác định rõ loại pháo hoa nào được sử dụng. Bởi lẽ, pháo hoa có thể chứa chất gây nổ, người sử dụng không đúng cách sẽ gây mất an toàn.

Ngoài ra, luật sư lo ngại sau khi mở rộng quy định cho người dân được mua pháo hoa để sử dụng, thì sẽ xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm này. Vì thế, cơ quan quản lý cần giám sát chặt chẽ việc cấp phép cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa sau khi nghị định có hiệu lực.

Theo Zing

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.