Phần Lan chính thức quyết định gia nhập NATO

Trong một tuyên bố vào hôm 15/5, Chính phủ Phần Lan cho biết đã nước này đã chính thức quyết định trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Phần Lan chính thức quyết định gia nhập NATO

Lá cờ của Liên minh quân sự NATO. Ảnh: Getty Images

Theo đài RT (Nga), trong cuộc họp nội các hôm 15/5, Tổng thống Sauli Niinistö và các bộ trưởng của nước này “đã nhất trí rằng Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương”, thông cáo viết.

Thông cáo cho biết thêm rằng báo cáo về kế hoạch gia nhập NATO của Phần Lan sẽ được đệ trình lên Quốc hội nước này sau khi bản kế hoạch được thông qua tại phiên họp toàn thể của chính phủ.

Thủ tướng Sanna Marin tuyên bố: “Quyết định của chúng tôi mang tính lịch sử. Điều quan trọng nhất là sự an toàn của Phần Lan và công dân của chúng tôi. Quyết định này sẽ củng cố an ninh và hợp tác giữa các nước Bắc Âu”. Ngoài ra, Thủ tướng cho biết thêm rằng bà mong muốn Quốc hội Phần Lan sẽ “chấp thuận quyết định gia nhập NATO bằng mọi quyết tâm và trách nhiệm”.

Tổng thống Niinistö và Thủ tướng Marin dự kiến ​​tổ chức một cuộc họp báo về tư cách thành viên NATO của Phần Lan vào cuối ngày hôm nay, với khoảng 90 nhà báo sẽ tham dự.

Việc Phần Lan gia nhập liên minh do Mỹ dẫn đầu đòi hỏi sự đồng ý nhất trí của 30 quốc gia thành viên hiện tại, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, quốc gia này cho biết họ có thể phủ quyết động thái này.

Trong động thái trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Pekka Haavisto cho biết nước này có thể nộp đơn gia nhập NATO vào ngày 18/5 tới. Ông Haavisto nói: “Đại diện thường trực của chúng tôi ở NATO tại Brussels sẽ nộp đơn vào thứ 4 tới. Nếu các cuộc đàm phán với NATO bắt đầu, một phái đoàn do ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng dẫn đầu sẽ phụ trách các cuộc đàm phán”.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine, Phần Lan đã quyết định xem xét khả năng gia nhập NATO, từ bỏ chính sách không liên minh quân sự trong nhiều thập kỷ. Xuyên suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quốc gia Bắc Âu này luôn duy trì tôn chỉ không liên kết, bất chấp sức ảnh hưởng từ cả hai khối do Liên Xô và Mỹ dẫn đầu. Vào năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Phần Lan dần chuyển trọng tâm đối ngoại sang phương Tây, đánh dấu bằng quyết định gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 1995.

Về phần mình, Moskva khẳng định rằng việc Helsinki trở thành thành viên khối quân sự do Mỹ lãnh đạo sẽ là một sai lầm và cam kết sẽ đưa ra phản ứng thích hợp cho sự mở rộng này. Trong một tuyên bố, Nga cảnh báo nước này sẽ buộc phải khôi phục cán cân quân sự bằng cách tăng cường phòng thủ tại khu vực Baltic, trong đó có việc triển khai vũ khí hạt nhân tới khu vực này.

Theo Baotintuc

Đọc thêm

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.