Người chiến sĩ Đoàn tàu không số năm xưa

Trước trận đói khủng khiếp năm 1945, Phạm Văn Tịm ra đời. Chưa kịp trưởng thành, cha mẹ đã bỏ Tịm ra đi vì trận đói Ất Dậu. Lớn lên trong vòng tay anh chị, rồi đi mót và đi ở kiếm sống, Tịm đã sớm thấm thía sâu sắc cái bần cùng hóa do thực dân phong kiến để lại.

Phạm Văn Tịm với ngôi nhà ở đợ
Phạm Văn Tịm với ngôi nhà ở đợ

Luôn noi theo tấm gương của Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót trên quê hương Cẩm Quan quê anh và người chiến sĩ cách mạng kiên cường -Tổng Bí thư Hà Huy Tập trên đất Cẩm Xuyên, Tịm quyết chí lên đường chống Mỹ cứu nước. Ngày 10/3/1963 anh tình nguyện lên đường nhập ngũ. Ngày đầu vào quân đội, anh được biên chế vào đại đội 1 Thông tin trực thuộc Bộ Tư lệnh (BTL) Hải quân. Năm 1964 Phạm Văn Tịm được điều động về đoàn 125 đóng quân ở cảng Sông Gianh dưới dạng “đoàn tàu đánh cá” nhưng thực chất là tiền thân của đoàn tàu không số. Năm con tàu dưới sự chỉ huy của đoàn trưởng Mã -một con người dày dạn sông nước đã liên tục lập nên nhiều chiến công. Những ngày đầu mới thành lập, đoàn tàu đang hăng hái luyện tập và chuẩn bị cơ sở vật chất để ra khơi xa thì ngày 05/8/1964, máy bay Mĩ thình lình ập xuống ném bom xối xả vào đoàn tàu và khu vực sông Gianh.

Sóng biển cảng Gianh nổi giận, dồn lên những con sóng dữ. Năm con tàu của đơn vị Tịm trút bão lửa lên đầu quân thù. Sau những đợt chiến đấu quyết liệt, 03 máy bay hiện đại của Mĩ đã bị bắn rơi trên bầu trời Quảng Bình trong đó có một chiếc F105 đã rơi tại đèo Ngang. Cùng ngày, nhiều chiếc khác cũng đã bị quân và dân ta bắn tan xác trên bầu trời Nghệ Tĩnh.

Nhờ tinh thần chiến đấu dũng cảm, Tịm cùng nhiều đồng chí khác được tặng thưởng Huân chương chiến công. Cuối năm 1964, Tịm được bầu là chiến sĩ thi đua và được chọn đi báo cáo điển hình trong toàn quân chủng. Năm 1966, Phạm Văn Tịm được điều về đoàn 126 trực tiếp làm phân đội trưởng thuộc đại đội 4 đặc công nước. Vừa huấn luyện, vừa sẵn sàng chiến đấu với tinh thần “miền Nam gọi, miền Bắc đáp lời. Lúc đầu “trăng tối vào nện, trăng sáng ra rèn” nhưng về sau quán triệt tinh thần: Vì miền Nam ruột thịt, không những trăng tối đánh mà trăng sáng cũng đánh; không những đánh ban đêm, đánh “nở hoa” trong lòng địch mà ban ngày cũng đánh, nhất là những năm tháng sau ngày Bác Hồ đi xa... Mỗi lần ra trận là một lần đại đội 4 của Tịm được quân chủng tổ chức lễ truy điệu sống và 100% cán bộ chiến sĩ viết lời thề quyết tử.

Mùa xuân 1968, anh lại cùng đồng đội đánh tan ba tàu chiến Mĩ trên vùng biển Cửa Việt. Sau dó dưới sự

Trong suốt 14 năm liên tục (1961-1975) tuyến “Đường Hồ Chí Minh trên biển” - huyền thoại của bộ đội Hải quân - đã có 1.789 chuyến tàu không số vận chuyển 150 ngàn tấn vũ khí trang bị và 80 ngàn lượt cán bộ, vượt qua hàng vạn hải lý, khắc phục hơn 4.000 quả thủy lôi, chống chọi hơn 20 cơn bão, chiến đấu hơn 30 lần với tàu địch, đánh trả 1.200 lần máy bay địch tập kích, bắn rơi 5 chiếc và bắn cháy nhiều tàu xuồng của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

chỉ huy của Tham mưu trưởng Soa, đơn vị Tịm đóng cọc, thả thủy lôi, đợi thủy triều lên nhử địch tại ngã ba Gia Độ, tạo nên một trận “Bạch Đằng Giang” trên sống Hiếu, nhấn chìm 7 tàu giặc. Riêng Phạm Văn Tịm diệt gọn một chiếc. Cũng tại trận này, Tịm bị thương nặng, mảnh đạn găm đầy người và cẳng chân, đến bây giờ vẫn chưa gắp hết mảnh đạn ra khỏi cơ thể.

Dưới sự chỉ huy của đồng chí Cõi đội trưởng đội 4, Tịm liên tục lập nhiều chiến công. Lại một lần nữa, Tịm được đi báo cáo thành tích trước quân chủng Hải quân. Khi vừa trở về hậu cứ Vĩnh Trung, Tịm lại bị bom vùi suýt chết.

Năm 1969, đang điều trị và an dưỡng ở Đoàn 70 (Hương Sơn), Tịm trốn trại về đơn vị. Anh lại xung phong dẫn đường cho Đại tá Nguyễn Bá Phát - Phó Tư lệnh Hải quân vào khảo sát chiến trường Bắc Quảng Trị để sau này các đơn vị đặc công nước 1A liên tục nhấn chìm tàu địch trên vùng biển cửa Việt và cảng Đông Hà. Trong đó, trận tiêu diệt con tàu vạn rưỡi tấn do Hoàng Kim Nông và Nguyễn Văn Tình đánh là một điển hình. Do đạt nhiều thành tích trong chiến đấu và công tác, nhiều năm liên tục Tịm được bầu là chiến sĩ thi đua. Từ đó Phạm Văn Tịm được quân chủng cử đi học, đào tạo lớp chính trị viên đại đội. Học xong, anh về công tác tại C3 đoàn 126. Sau ngày giải phóng Quảng Trị, do nhu cầu, anh được chuyển sang Tổng cục đường biển, làm trưởng phòng bảo vệ cảng Đông Hà. Tại đây nhờ nắm chắc tình hình địch cài cắm trong vùng mới giải phóng và phối hợp chặt chẽ với địa phương, anh đã bắt gọn tên ác ôn Nguyễn Văn V giải lên bàn giao cho ban quân quản thị xã Đông Hà.

Một con tàu của Đoàn tàu không số. Ảnh TL

Ngẫm lại chiến công của người chiến sĩ đoàn tàu không số năm xưa như Phạm Văn Tịm là vẻ vang và đầy vất vả nhưng do bản tính vô tư, ít lo cho riêng mình nên bây giờ trở về, chế độ B dài, chế độ thương binh, trợ cấp chất độc da cam-điôxin đều chưa được hưởng. Hiện tại anh còn phải ở nhờ nhà anh chị trên nền đất cũ và vợ chồng con cái chỉ hưởng hơn một triệu đồng trợ cấp mất sức.

Thiết nghĩ, nên chăng quân chủng Hải quân và chính quyền địa phương các cấp nên lưu tâm đến hoàn cảnh khó khăn hiện nay của những chiến sĩ đoàn tàu không số, những chiến sĩ đặc công đoàn 1A năm xưa.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast