Từ căn cước công dân đến học bạ số: Hà Tĩnh trên hành trình chuyển đổi số

(Baohatinh.vn) - Các đơn vị, địa phương tại Hà Tĩnh đang quyết liệt triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 nhằm "số hoá" dữ liệu công dân, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Sáng 29/4, chị Nguyễn Thị Hải Lý (thôn Phú Hoà, xã Cổ Đạm) đến trụ sở Công an thị trấn Tiên Điền (Nghi Xuân) để làm thủ tục cấp, đổi từ thẻ CCCD qua thẻ căn cước.

bqbht_br_t9.jpg
Cán bộ thị trấn Xuân An (Nghi Xuân) hướng dẫn công dân các thủ tục liên quan đến thẻ căn cước.

"Đến tháng 6 năm nay, tôi tròn 40 tuổi, do vậy, quy trình, thủ tục cấp, đổi thẻ được tôi tìm hiểu kỹ lưỡng. Tại cơ quan công an, tôi được cán bộ thu nhận tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp đổi thẻ căn cước; tiếp đó, thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt, thu nhận mống mắt rồi in phiếu thu nhận thông tin căn cước, thu thẻ căn cước cũ và cấp giấy hẹn trả kết quả. Cán bộ công an cũng hướng dẫn tôi nhắc nhở người thân, bạn bè tiến hành thủ tục đối với các mốc từ đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi", chị Lý chia sẻ.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ của lực lượng công an cùng các đơn vị, địa phương, việc triển khai thực hiện Luật Căn cước đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ, đồng thuận tích cực từ phía người dân.

Từ ngày 1/7/2024 đến nay, toàn tỉnh đã thu nhận 507.142 hồ sơ cấp thẻ căn cước; trong đó 164.129 hồ sơ từ 0-6 tuổi; 228.264 hồ sơ từ 6-14 tuổi và 114.749 hồ sơ trên 14 tuổi. Toàn tỉnh cũng đã hướng dẫn cài đặt, kích hoạt, sử dụng 1.009.356 tài khoản định danh điện tử 2 mức.

bqbht_br_q1.jpg
Công dân tiến hành thủ tục thu nhận vân tay để cấp thẻ căn cước.

Thiếu tá Nguyễn Tiến Bình - Đội trưởng Đội Hướng dẫn đăng ký, quản lý cư trú, cấp và quản lý căn cước (Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an tỉnh) trao đổi: "Người dân đồng thuận là yếu tố quan trọng để lực lượng công an thực hiện tốt công tác cấp thẻ căn cước; qua đó, tạo nền tảng để phát triển công dân số. Thời gian tới, Công an tỉnh tiếp tục tham mưu, ứng dụng tính năng của thẻ CCCD/Căn cước, VNeID phục vụ tốt nhu cầu thiết yếu của người dân, doanh nghiệp".

Ngoài kết quả nổi bật về cấp thẻ căn cước, Công an tỉnh cũng đã mở đợt cao điểm triển khai định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức (từ tháng 3/2025) và đã tiến hành thu nhận 1.945/11.954 hồ sơ, đạt tỷ lệ 16.27% (đứng thứ 18/63 địa phương trên toàn quốc).

bqbht_br_s2.jpg
Cán bộ Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an tỉnh) hướng dẫn thủ tục cấp thẻ căn cước cho công dân.

Ngoài ra, bắt đầu từ năm học 2023-2024, Hà Tĩnh đã triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Đây là học bạ được số hóa, lưu trữ trên môi trường số, có ký xác thực điện tử của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý để sử dụng trên môi trường số.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở GD&ĐT đã tổ chức các lớp tập huấn cho toàn thể cán bộ, giáo viên khối tiểu học. Cô Phạm Thị Anh Hoa - Hiệu trưởng Trường TH&THCS Thạch Hội (TP Hà Tĩnh) cho hay: "Nhà trường đã cắt cử giáo viên tham dự tập huấn để hướng dẫn cho toàn trường. Năm học trước, chúng tôi đã triển khai học bạ số đối với 15 lớp và hơn 460 học sinh ở khối tiểu học. Sau khi tiếp cận cách làm mới, 19 giáo viên đánh giá học bạ số tiết kiệm thời gian, công sức và thuận tiện hơn học bạ truyền thống".

Việc triển khai học bạ số ở bậc tiểu học được ngành GD&ĐT Hà Tĩnh thí điểm trong năm học 2023-2024 (Ảnh minh họa).

Việc triển khai học bạ số ở bậc tiểu học được ngành GD&ĐT Hà Tĩnh thí điểm trong năm học 2023-2024 (Ảnh minh họa).

Kết thúc năm học 2023-2024, 100% các trường, lớp thuộc khối tiểu học trên địa bàn đã thực hiện học bạ số (trong đó có 241 trường, 3.364 lớp và 109.816 học sinh). Năm học 2024-2025, ngành GD&ĐT sẽ triển khai chính thức học bạ số ở cấp tiểu học; thực hiện thí điểm ở cấp THCS và THPT, GDTX; tổ chức phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trong toàn ngành.

Đặc biệt, một trong những thông tin nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân là việc tích hợp GPLX trên ứng dụng VNeID. Từ ngày 1/7/2024 đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông trên toàn tỉnh đã kiểm tra hơn 4.800 lượt giấy phép lái xe tích hợp trên ứng dụng VNeID, thực hiện tạm giữ và tước hơn 1.100 giấy phép lái xe trên môi trường điện tử.

Anh Phan Văn Minh (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc) đánh giá: "Việc tích hợp GPLX vào ứng dụng VNeID mang lại nhiều lợi ích cho người dân như tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức; không cần mang theo nhiều giấy tờ khi tham gia giao thông; không lo mất mát, hư hỏng GPLX… ". Đối với cơ quan chức năng, việc tích hợp giúp nâng cao hiệu quả quản lý; đồng bộ hóa dữ liệu; chống giả mạo, làm giả GPLX; phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm giao thông; tăng cường ANTT; phục vụ chuyển đổi số...

Người dân thực hiện các thủ tục cấp đổi GPLX nhanh gọn, hiệu quả.

Người dân thực hiện các thủ tục cấp đổi GPLX nhanh gọn, hiệu quả.

Thượng tá Trần Hữu Cảnh - Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an tỉnh) cho biết: "Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp triển khai các tiện ích, ứng dụng của thẻ căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và ứng dụng VNeID; huy động tối đa lực lượng phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai thu nhận hồ sơ cấp định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và HTX; triển khai, tích hợp những loại giấy tờ đang quản lý, đẩy mạnh làm giàu dữ liệu, sẵn sàng mở rộng và tích hợp các tiện ích mới trên ứng dụng VNeID; khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về ANTT...".

Chủ đề Chuyển đổi số

Đọc thêm

Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Từ mộng tưởng làm giàu nhanh chóng bằng cách buôn lậu hơn 4 kg vàng, Nguyễn Mạnh Thắng và đồng bọn đã phải đối diện với bản án nghiêm minh từ phán quyết của TAND tỉnh Hà Tĩnh.
Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Gắn bàn đạp để biến xe máy điện thành xe đạp điện, tháo gương chiếu hậu, tháo biển số… là những hành vi vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của một bộ phận học sinh, sinh viên ở Hà Tĩnh.
Bi kịch sau tiếng cụng ly

Bi kịch sau tiếng cụng ly

Men rượu và cơn giận dữ bùng nổ, Nguyễn Viết Hải (trú Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã gây ra nỗi đau cho cả nạn nhân và chính mình.
Trở về nhà an toàn

Trở về nhà an toàn

Những cái chết oan uổng, những tổn thương dai dẳng về thể chất và tinh thần sau mỗi vụ tai nạn giao thông khiến nhiều cuộc đời, nhiều gia đình không bao giờ tròn vẹn được nữa.