Phát hiện ca dịch hạch do tiêu thụ động vật hoang dã ở Mông Cổ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do trực khuẩn yersinia pestis ở bọ chét sống ký sinh trên các loài gặm nhấm hoang dã, như sóc marmot, gây ra.

(Nguồn: dailymail)

Ngày 8/8, Trung tâm quốc gia về bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người (NCZD) Mông Cổ xác nhận một trường hợp mắc dịch hạch tại thủ đô nước này.

NCZD cho biết người đàn ông mắc bệnh đã tiêu thụ thịt sóc marmot vào tuần trước. Cơ quan này đã tiến hành cách ly và điều trị đối với bệnh nhân này và 5 người khác có tiếp xúc gần.

NCZD cảnh báo 17 trong số 21 tỉnh tại nước này vẫn đối mặt nguy cơ liên quan bệnh dịch hạch, đồng thời kêu gọi người dân không săn bắt hay tiêu thụ thịt sóc marmot. Tuy đã bị cấm tại Mông Cổ, song việc săn bắt và tiêu thụ thịt loài gặm nhấm hoang dã này vẫn diễn ra phổ biến tại một số nơi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do trực khuẩn yersinia pestis ở bọ chét sống ký sinh trên các loài gặm nhấm hoang dã, như sóc marmot, gây ra.

Căn bệnh này từng được ví như “cái chết đen” thời trung cổ, có thể lây lan nhanh chóng qua đường máu, hô hấp, da, niêm mạc và tiêu hóa. Người trưởng thành nếu mắc bệnh có thể tử vong trong 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói