Phi công Mỹ ám ảnh vì bị tấn công bằng tia laser

Các cuộc tấn công bằng tia laser nguy hiểm và có khả năng gây nhầm lẫn, can thiệp vào tầm nhìn của phi hành đoàn...

The Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin từ Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ tại Qatar cho biết, các phi công của Không quân Mỹ bay ở Trung Đông đang phải đối mặt với số lượng lớn các cuộc tấn công bằng tia laser.

Theo nguồn tin này, 350 cuộc tấn công bằng việc sử dụng tia laser đã được báo cáo trong bảy tháng đầu năm nay, nhiều hơn 50 so với cả năm 2017.

"Các cuộc tấn công bằng tia laser nguy hiểm và có khả năng gây nhầm lẫn, can thiệp vào tầm nhìn của phi hành đoàn, thậm chí làm tổn hại vĩnh viễn thị lực của các phi công.

Chúng tôi xác định nhiều cuộc tấn công bằng laser được thực hiện bởi các phiến quân nổi dậy và một số tổ chức khủng bố như Daesh, al-Qaeda...", một phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Mỹ nói.

Phi công Mỹ ám ảnh vì bị tấn công bằng tia laser

May bay Mỹ bị tấn công bằng tia laser ở Trung Đông.

Mặc dù các cuộc tấn công bằng laser thường nhắm mục tiêu các phi công trong quá trình hạ cánh, nhưng cho đến nay, may mắn là chưa có tai nạn đáng tiếc nào xảy ra do các cuộc tấn công bằng laser gây ra.

Phi công Mỹ không chỉ bị ám ảnh bởi laser của các phiến quân ở Trung Đông, trước đó vào hồi tháng 5 vừa qua, Dailymail cho biết, Lầu Năm Góc đã gửi công văn đề nghị Trung Quốc điều tra các vụ tấn công bằng tia laser tại khu vực gần căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti (châu Phi), được cho là có liên quan đến các công dân Trung Quốc.

"Đây là những sự việc vô cùng nghiêm trọng... Chúng tôi đã chính thức đề nghị phía Trung Quốc điều tra", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dana White nói.

Lầu Năm Góc cho biết, thông tin phản ánh từ các phi công quân sự cho thấy có 3 lần họ bị tấn công bằng tia laser ở khu vực gần căn cứ quân sự Trung Quốc. Trong một vụ việc xảy ra hồi tháng trước, 2 phi công trên máy bay quân sự C-130 của Mỹ đã bị tổn thương ở mắt vì bị chiếu tia laser năng lượng cao.

Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) cũng cho biết, quân đội Mỹ vừa ban hành “Khuyến cáo phi công” về các vụ việc liên quan tới nguồn laser năng lượng cao chỉ cách căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti chưa đầy 1km.

Djibouti có vị trí chiến lược, nằm ở cửa ngõ phía nam ra Biển Đỏ và kênh đào Suez. Djibouti cũng là nơi đặt căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ với khoảng 4.000 quân nhân, trong đó có cả lực lượng đặc nhiệm.

Căn cứ quân sự Trung Quốc ở Djibouti chỉ cách Trại Lemonnier của Mỹ vài kilomet về phía Tây Bắc. Đây là căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc, được khánh thành hồi tháng 8 năm ngoái.

Theo baodatviet.vn

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.