Philippines sơ tán người dân, đóng cửa các trường học gần núi lửa Mayo

Ngày 16/1, giới chức Phillipines đã phải đóng cửa thêm nhiều trường học sau khi núi lửa Mayon thuộc tỉnh Albay tiếp tục phun nham thạch và tro bụi xuống các thị trấn lân cận.

philippines so tan nguoi dan dong cua cac truong hoc gan nui lua mayo

Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Mayon ở tỉnh Albay, Philippines ngày 15/1. (Ảnh: THX/TTXVN)

Viện nghiên cứu núi lửa và địa chấn Philippines (Phivolcs) đã ghi nhận chín đợt rung chấn, trong đó có bốn trận kèm theo các cột nham thạch và 75 đợt dâng trào nham thạch đồng thời cảnh báo một trận phun trào với sức tàn phá mạnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Hiện cơ quan này đang duy trì mức cảnh báo số 3 với tình trạng bất ổn rất cao khi các dòng dung nham đang dâng lên miệng hố và một đợt phun trào lớn gây thiệt hại nặng nề có thể sẽ xảy ra trong vài tuần hay thậm chí vài ngày tới.

Chính quyền tỉnh Albay đã tiếp tục gia hạn lệnh đóng cửa các trường học trong bán kính hơn 2km xung quanh khu vực núi nửa và khuyến cáo khách du lịch tránh xa các làng mạc bị ảnh hưởng bởi tro bụi và những nơi có tầm nhìn hạn chế.

Việc tạm dừng lớp học giúp giới chức tận dụng các điểm trường làm chỗ trú ẩn cho những người sơ tán.

Trước đó, nhà chức trách Philippines đã ra lệnh sơ tán thêm hai khu tự trị Daraga và Legazpi gần núi lửa Mayonsau khi sơ tán hơn 12.000 người sau khi có cảnh báo bùn trôi và khói độc.

Do mưa liên tục trong những tuần qua, đất đá tích lại trên sườn núi Mayon có thể dẫn tới bùn trôi. Tình trạng này sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu mưa tiếp tục đổ xuống.

Nằm ở độ cao 2.460m so với mặt nước biển, núi lửa Mayon có đường kính rộng 20km, vốn là địa điểm thu hút khách du lịch nhờ kiến tạo hình nón được tạo ra sau khi núi lửa hoạt động.

Trong vòng 400 năm qua, núi lửa Mayon đã hoạt động 51 lần và năm 1814, núi lửa này từng có đợt phun trào dung nham lớn cướp đi sinh mạng của khoảng 1.200 người và chôn vùi 3 thị trấn.

Trong lần phun trào dung nham năm 2014 của núi lửa Mayon, khoảng 63.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa lánh nạn.

Phivolcs nhận định dung nham hiện nay lỏng nhiều hơn so với năm 2014, điều này đồng nghĩa với việc dung nham có thể trôi xuống sườn núi ở tốc độ nhanh hơn.

Đây là giai đoạn đầu của hoạt động phun trào trước khi xảy ra một vụ nổ hoặc chuyển sang giai đoạn khác nguy hiểm hơn./.

Theo Vietnamplus

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.