Philippines thành điểm nóng Covid-19 ở châu Á, WHO trấn an về sự an toàn của vaccine

Trong bối cảnh các chiến dịch tiêm chủng đang bị chậm lại do thiếu nguồn cung và sự hoài nghi của người dân, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và giới chức y tế toàn cầu hôm qua (13/3) một lần nữa kêu gọi mọi người hãy tin tưởng vào các loại vaccine đã được cấp phép.

Philippines đang trở thành “một điểm nóng” Covid-19 trên thế giới khi chứng kiến sự gia tăng kỷ lục số ca mắc trong vài ngày qua. Sự lưu hành đồng thời của cả 4 biến chủng mới được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Đặc biệt trong đó có một biến chủng hoàn toàn mới, mà mức độ lây nhiễm và tử vong vẫn còn là “một ẩn số”.

Trong bối cảnh các chiến dịch tiêm chủng đang bị chậm lại do thiếu nguồn cung và sự hoài nghi của người dân, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và giới chức y tế toàn cầu hôm qua (13/3) một lần nữa kêu gọi mọi người hãy tin tưởng vào các loại vaccine đã được cấp phép.

Philippines thành điểm nóng Covid-19 ở châu Á, WHO trấn an về sự an toàn của vaccine

Người dân đeo khẩu trang tại một khu phố ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP.

Philippines hôm qua ghi nhận 5.000 ca mắc mới Covid-19, mức cao nhất trong vòng gần 7 tháng qua, trong đó lần đầu tiên phát hiện trường hợp mắc Covid-19 do biến chủng P.1 có nguồn gốc từ Brazil. Đến nay, Philippines ghi nhận trên 600.000 ca mắc, với trên 13.000 ca tử vong, vượt Indonesia để trở thành nước chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh tại Đông Nam Á.

Philippines cũng là một trong những quốc gia hiếm hoi phải chứng kiến sự lưu hành đồng thời của 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2. Trong khi 3 biến thể tại Brazil, Anh và Nam Phi đều đã được chứng minh có khả năng né tránh các kháng thể của con người và làm giảm hiệu quả của một số loại vaccine, một biến thể thứ 4 có nguồn gốc từ chính Philippines cũng đang lan rộng.

Hơn 90 trường hợp mắc chủng địa phương này đang được theo dõi. Theo giới chức y tế Philippines, đây vẫn chưa phải là một biến thể đáng lo ngại, mặc dù các biểu hiện đột biến cho thấy nó có thể dễ lây truyền hơn so với chủng gốc.

Một điểm nóng khác gây lo ngại giới chức y tế toàn cầu là Brazil khi nước này hồi tuần trước tiếp tục ghi nhận thêm một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2, sau biến thể P.1 hiện đã lây lan ra hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nhà khoa học cảnh báo, thảm họa Covid-19 ở Brazil có thể khiến đại dịch kéo dài trên toàn thế giới.

Người đứng đầu Cơ quan khẩn cấp của Tổ chức y tế thế giới Mike Ryan cho biết: “Chắc chắn, tình hình ở Brazil đã trở nên tồi tệ hơn, với tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19 ngày càng tăng trên toàn quốc. Một nghịch lý là trong khi các nước thuộc khu vực Amazon đang chứng kiến tình hình được cải thiện, thì hệ thống y tế của Brazil lại đang bị đe dọa nghiêm trọng”.

Trong bối cảnh một số nước quyết định ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca sau khi xuất hiện thông tin về một số trường hợp mắc chứng đông máu sau khi tiêm, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua kêu gọi các nước và người dân nên tiếp tục sử dụng vaccine của AstraZeneca. Cơ quan này khẳng định hiện không có bất kỳ bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine và chứng máu đông.

“Một số quốc gia đã đình chỉ việc sử dụng vaccine AstraZeneca dựa trên báo cáo về sự hình thành máu đông ở một số người đã tiêm vaccine. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính phòng ngừa trong khi chờ đợi kết quả điều tra. Tôi cũng lưu ý rằng, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu đã cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy mối liên hệ giữa vaccine và việc hình thành máu đông. Vaccine có thể tiếp tục được sử dụng trong khi chờ đợi kết quả điều tra”, ông Adhanom Ghebreyesus nói.

Theo Tiến sĩ Phil Bryan, trưởng nhóm an toàn vaccine của Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe của Vương quốc Anh (MHRA), hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch là phản ứng tự nhiên của cơ thể trong một số tình huống nhất định và không phải là hiếm gặp. Chính phủ nhiều nước, trong đó có Anh, Đức và Pháp hôm qua cũng khẳng định sẽ tiếp tục cung cấp vaccine ngừa Covid-19 AstraZeneca cho người dân.

Theo VOV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.