Phòng chống tác hại thuốc lá còn lắm gian nan

Nhận thức còn yếu kém, chưa có chế tài đủ mạnh, chưa có lực lượng chuyên trách xử lý là những vấn đề đặt ra khiến cho công tác phòng chống tác hại thuốc lá ở Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Phòng chống tác hại thuốc lá còn lắm gian nan

Hà Tĩnh tổ chức các đợt truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá

Nhằm tăng cường việc thực hiện quy định về môi trường không khói thuốc, và giám sát, đánh giá tình hình các hoạt động PCTH thuốc lá, thời gian qua Ban Chỉ đạo của tỉnh đã tích cực tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá.

Tuyên truyền cho người dân trong cộng đồng thông qua hình thức tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp, qua hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn. Hàng năm xây dựng mới các pano truyền thông PCTH thuốc lá cắm cố định tại các trục đường lớn, các địa điểm đông dân cư.

Phòng chống tác hại thuốc lá còn lắm gian nan

100% các bệnh viện đều nghiêm cấm hút thuốc lá

Đặc biệt, đến nay hơn 80% số cơ quan, hành chính của tỉnh thực hiện nghiêm quy định về cấm hút thuốc tại nơi làm việc trong nhà; 100% trường tiểu học, THCS, THPT thực hiện quy định nghiêm cấm hút thuốc trong khuôn viên trường học; 100% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện thực thí nghiêm môi trường không khói thuốc trong khuôn viên đơn vị.

Mặc dù triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền truyền như vậy tuy nhiên công tác phòng chống tác hại thuốc lá trên thực tế đang gặp nhiều khó khăn.

Ở bất cứ nơi nào từ bến xe, chợ hay ở các quán cà phê, nước xung quanh vỉa hè… đều dễ dàng bắt gặp nhiều người hút thuốc lá. Ngay cả tại các bệnh viện, dù có quy định cấm hút thuốc lá, song người nhà và thậm chí là cả người bệnh vẫn xuống các khu vực sân, sảnh để hút.

Phòng chống tác hại thuốc lá còn lắm gian nan

Tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn phổ biến

Anh Hoàng Mạnh Thanh (Lộc Hà), chia sẻ: Khi đi làm thấy đồng nghiệp hút thuốc mình thỉnh thoảng cũng hút theo để bắt chuyện cho vui. Ai ngờ dần dần thành nghiện. Giờ mỗi ngày mình hút khoảng gần 1 gói. Dù biết hút thuốc là độc hại, vợ cũng khuyên bỏ nhiều lần rồi, bản thân mình cũng đã thử song rất khó bỏ”.

Theo các chuyên gia y tế, người hút thuốc lá khó bỏ được vì trong thuốc lá có chứa chất nicotine. Chính chất nicotine khiến người hút bị nghiện, rồi dần dần bị lệ thuộc vào thuốc lá. Chỉ 7 giây sau khi hút thuốc lá, nicotine đã có tác dụng hưng phấn lên vỏ não, sự hưng phấn đó được não bộ ghi nhớ. Khi trạng thái hưng phấn qua đi, có nghĩa lượng nicotine dần bị thiếu hụt, lúc này, não bộ sẽ kích thích gây cảm giác thèm thuốc lá, buộc người nghiện hút điếu tiếp theo để cung cấp nicotine trở lại.

Phòng chống tác hại thuốc lá còn lắm gian nan

Hút thuốc ngay trước mặt con trẻ (ảnh H.L)

Mặt khác mặc dù đã có chế tài về xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng song lại chưa có đơn vị thanh tra chuyên trách đảm bảo việc xử phạt diễn ra triệt để, kịp thời. Việc bày bán thuốc lá, thuốc lào vẫn tràn lan, giá thuốc lá lại rẻ, càng tạo điều kiện để thanh thiếu niên dễ tiếp cận.

Đặc biệt nhận thức của người hút thuốc còn hạn chế. Mặc dù biết tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, dù tác hại của thuốc lá diễn ra âm thầm, kéo dài nhưng người hút thuốc lá vẫn ít quan tâm, thậm chí là xem nhẹ sự nguy hiểm của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân, gia đình, những người xung quanh. Rất nhiều người vẫn vô tư hút thuốc lá ngay trong nhà, ngay trước mặt con trẻ.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong do liên quan đến hút thuốc lá và ước tính con số này sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030.

Ở Hà Tĩnh, mỗi năm có hàng ngàn người bị các bệnh liên quan đến thuốc lá phải vào các cơ sở y tế điều trị, trong đó có nhiều bệnh nhân có các biến chứng xảy ra.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.