(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh (DDCI) năm 2020 – 2021. Đây là lần đầu tiên Hà Tĩnh công bố chỉ số này.
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị dẫn đầu khối sở, ban, ngành của DDCI 2020 - 2021.
Theo Quyết định số 1405/QĐ-UBND ngày 12/7/2022 về phê duyệt kết quả đánh giá DDCI Hà Tĩnh năm 2020 – 2021, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị dẫn đầu khối sở, ban, ngành và thị xã Hồng Lĩnh dẫn đầu khối UBND huyện, thành phố, thị xã về chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh này.
Được biết, DDCI triển khai trên 28 đơn vị khối sở, ban, ngành; tuy nhiên, chỉ có 26 đơn vị đủ số lượng lượt đánh giá để tính điểm. 2 đơn vị là Sở Nội vụ và Sở Ngoại vụ không đạt điều kiện đánh giá do số lượng mẫu quan sát quá ít, không đảm bảo tính khách quan.
Theo đó, với 92,9 điểm, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị dẫn đầu bảng xếp hạng DDCI. Kết quả đánh giá cũng cho thấy các đơn vị Ban Quản lý dự án có điểm đánh giá rất thấp (dưới 50 điểm); riêng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đứng ở vị trí cuối bảng với 22,12 điểm.
Nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy tại các cụm công nghiệp Hồng Lĩnh.
Đối với khối UBND huyện, thành phố, thị xã, DDCI được triển khai trên 13 địa phương. Dẫn đầu bảng xếp hạng DDCI Hà Tĩnh 2020 - 2021 là thị xã Hồng Lĩnh với 89,45 điểm; tiếp đó là huyện Thạch Hà và TP Hà Tĩnh. Đơn vị đứng cuối bảng là huyện Cẩm Xuyên với điểm tổng kết là 13,77 điểm, thấp hơn hẳn so với các địa phương khác.
Chương trình khảo sát DDCI Hà Tĩnh đã thu hút 913 doanh nghiệp tham gia khảo sát/quy mô khảo sát 1.900 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 48,1% (đáp ứng kỳ vọng theo Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 13/01/2021).
Việc khảo sát được thực hiện thông qua 3 hình thức chính gồm: phiếu khảo sát in sẵn qua hệ thống thư đảm bảo của bưu điện; trực tuyến thông qua platform kết hợp hệ thống thư điện tử và thực địa tại từng địa phương.
DDCI tỉnh Hà Tĩnh được ban hành theo Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày13/01/2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm điều hành các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh tỉnh Hà Tĩnh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Đối tượng đánh giá là các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; hợp tác xã; hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đối tượng được đánh giá là 28 sở, ban, ngành và 13 UBND huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh.
Bộ chỉ số DDCI có 8 chỉ số thành phần đối với khối sở, ban, ngành gồm: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Tính năng động và hiệu lực; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; Vai trò của người đứng đầu.
Đối với khối UBND cấp huyện ngoài 8 chỉ số tương tự như trên bổ sung thêm chỉ số thứ 9 là Tiếp cận đất đai.
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh thành để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), hướng tới nền công vụ thống nhất, hiện đại, tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy và quản trị quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh cần tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo lực lượng, phương tiện, thiết bị thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" trong phòng cháy, chữa cháy rừng với tinh thần "phòng là chính".
Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định trường hợp cần thiết, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chủ tịch UBND cấp xã.
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tiếp dân, đối thoại, giải quyết hiệu quả các khiếu nại kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.
Với số điểm 66,16, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 trên cả nước theo thứ tự điểm số, tăng 8 bậc so với năm 2023.
20 chi cục thuế khu vực và 20 Kho bạc Nhà nước khu vực sẽ được tổ chức lại lần lượt thành 34 thuế và 34 Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ ngày 1/8, sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay, vì vậy, nhiều chức danh sẽ không còn sau khi thực hiện sáp nhập xã.
Hôm nay (2/5), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình 1980/Ttr-BNV gửi Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh năm 2025.
Dự kiến, trung tâm phục vụ hành chính công sẽ hỗ trợ UBND xã việc xây dựng chính quyền điện tử và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa bàn.
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng ban.
Khi nhập nhiều đơn vị hành chính thành một đơn vị mới cùng cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ định lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định lãnh đạo UBND cấp xã.
HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết.
Khi bỏ cấp huyện, Chủ tịch UBND phường được giao thêm nhiều nhiệm vụ của cấp huyện như kiểm tra xây dựng, bảo dưỡng hạ tầng, chống ùn tắc, phòng chống cháy nổ…
Trung tâm hành chính mới của các địa phương ở Hà Tĩnh được chọn phù hợp quy hoạch, đảm bảo không gian phát triển lâu dài, đáp ứng định hướng kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính.
Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh khóa XVIII, các nội dung liên quan tới việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Tĩnh nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu.
Bộ Nội vụ ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức... trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Thăm và tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ ân cần thăm hỏi, động viên các cụ, các mẹ luôn giữ tinh thần lạc quan, tiếp tục sống vui, sống khỏe.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bỏ quy định thi nâng ngạch, thay bằng việc bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm. Cán bộ xã đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được chuyển thành công chức.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại chính quyền cấp xã sẽ được tổ chức theo hướng kiêm nhiệm để giảm số lượng và không nhất thiết bố trí cấp phó ở các cơ quan chuyên môn.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng, xây dựng trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng Miếu thờ liệt sĩ lòng hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và mở rộng với tổng diện tích khoảng 5.000 mét-vuông.
Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.